Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nhập viện với các dấu hiệu và triệu chứng bất thường mà phụ huynh chủ quan nhận biết khá muộn. Nhưng đừng lo Wikimom sẽ cảnh báo cho các bậc cha mẹ những dấu hiệu nguy hiểm cần được điều trị ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bài viết dưới đây nhằm giúp cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu đặc biệt rất khẩn cấp cần cấp cứu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kịp thời.

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh cảnh báo bệnh gì?
Với trẻ sơ sinh là khoảng thời gian từ khi sinh ra đến 28 ngày sau khi sinh. Đây là giai đoạn rủi ro nhất rất nhạy cảm, khi bé đang trải qua những thay đổi lớn để thích nghi với cuộc sống tự lập hoàn toàn khác với môi trường trong bụng mẹ.Vì vậy, việc nhận biết những dấu hiệu bất thường và nguy hiểm ở trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.
Các dấu hiệu bất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh
- Ngủ li bì không biết trời đất khó đánh thức
- Bú ít, chán bú hoặc bỏ hẳn cữ bú hàng ngày
- Trẻ ít biểu cảm hoặc không cử động phản ứng lại khi bị khi va chạm vào 1 bộ phận trên cơ thể.
- Thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc thở chậm dưới 40 lần/phút hoặc có kèm theo thở khò khè khụt khịt quanh vành môi tím tái thâm sịt
- Vàng da xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh
- Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh
- Vàng da tăng nhanh
- Vàng da kèm phân bạc màu
- Mắt trẻ bị viêm tấy hoặc chảy mủ
- Rốn trẻ sưng tấy hoặc chảy mủ
- Xuất hiện nhiều mụn mủ trên da của trẻ
- Nôn liên tục
- Bụng chướng to
- Đi ngoài phân nhiều nước, nhiều lần hơn bình thường
- Trẻ không đi ngoài phân su, không đi tiểu trong 24 giờ sau sinh.

Dấu hiệu bất thường ở trẻ cha mẹ cần đặc biệt lưu ý | Wikimom
Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều, nếu ngủ nhiều thì 3-4 tiếng sau mẹ phải đánh thức trẻ dậy để ăn. Nếu bé ngủ quá lâu mà không có sữa, lượng đường trong máu sẽ dễ dàng tụt xuống, rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Nếu bạn không thể đánh thức hoặc bé phản ứng yếu ớt rồi lại ngủ thiếp đi thì đây là dấu hiệu của sự bất thường.
Cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ ngủ lịm từ trẻ ngủ say bằng cách đặt núm vú mẹ vào miệng trẻ. Nếu trẻ có phản xạ bú tức là trẻ đang ngủ say và không ngủ li bì. Ngoài ra, có một số dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần lưu ý để nhận biết kịp thời:
- Trong khoảng thời gian bình thường trẻ thường bú mẹ 06 – 08 lần cả ngày lẫn đêm . Nếu trẻ không ngậm bú mẹ hoặc tình trạng ngậm chút rồi nhả ra ngay thì gia đình cần để ý theo dõi thêm gọi ngay Bs. Wikimom để được tư vấn .
Trẻ thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc thở chậm dưới 40 lần/phút (Có thể đặt nhẹ tay lên bụng trẻ và đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút, làm 2 lần khi trẻ nằm yên và trẻ nhìn trẻ thở nhanh hay chậm là dấu hiệu bất thường).Nếu trẻ thở khò khè,khụt khịt tím quanh môi hoặc đau ngón tay ngón chân kèm theo thì rất có thể là trẻ bị suy hô hấp cấp rất nguy hiểm cha mẹ hết sức chú ý them
Quá trình bệnh ở trẻ sơ sinh thường rất nhanh. Vì vậy, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị ngay. Việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn của trẻ.
Dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý
Những dấu hiệu bất thường đặc biệt và cực kì nguy hiểm ở trẻ mà cha quan sát thấy dấu hiệu cần gọi cấp cứu khẩn cấp ngay :
- Co giật miên mang trong cơn mê sảng rất dẫn việc tim ngừng đập tê liệt dây thần kinh ( Cha mẹ có thể thấy qua sắc mặt bất thường)
- It cử động người trẻ mềm nhũn đuối sức khi bị tiêu chảy mất nước (với trường hợp này là rất khẩn cấp các bậc cha mẹ đặc biệt lưu ý)
- Rút lõm ngực nặng
- Tăng thân nhiệt > 38 độ C ; hạ thân nhiệt < 35,5 độ C
- Cơ thể tím tái như bị bầm dập
Trong tình huống trẻ có dấu hiệu trên cha mẹ phải thật tỉnh táo và bình tĩnh. Cần đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ xử trí kịp thời tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Cách điều trị những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các bậc phụ huynh nên biết

Điều trị những triệu chứng bất thường ở trẻ nhỏ | Wikimom
Việc thứ nhất là phải đảm bảo thông đường thở và đảm bảo thông khí tốt. Thở oxy qua cannula mũi nếu trẻ bị tím hoặc suy hô hấp nặng, thiếu oxy máu (SaO2 ≤ 90%).
Thứ hai, bóp bóng qua mặt nạ có túi dự trữ với oxy (hoặc oxy trộn nếu nguồn oxy không có sẵn) khi trẻ ngừng thở, thở gắng sức hoặc thở chậm (< 20 lần/phút).
Thứ ba, Đặt catheter nội tĩnh mạch và sử dụng kháng sinh khi cần thiết.
Nếu trẻ lơ mơ, hôn mê, co giật phải thử đường huyết. Sau đó điều trị hạ đường huyết khi đường huyết < 2,2 mmol/l (< 40 mg%) bằng glucose 10% 2ml/kg IV. Sau đó duy trì glucose 10% 5ml/kg truyền tĩnh mạch mỗi giờ trong vài ngày cho đến khi trẻ ăn uống được qua
Nếu trong trường hợp trẻ sơ sinh co giật, hãy lưu ý đến một số nguyên nhân sau:
- Bệnh não thiếu oxy
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
- Hạ đường huyết
- Hạ calci huyết
Khi đó trẻ cần được xử trí cấp cứu kịp thời đảm bảo:
- Hỗ trợ hô hấp
- Đảm bảo tuần hoàn
- Nếu có hạ đường huyết, tiêm mạch chậm glucose 10% với liều 2ml/kg. Nếu chưa đo được đường huyết, có thể tiêm đường theo kinh nghiệm.
- Tầm soát nhiễm trùng thần kinh trung ương,…
Các trường hợp có dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để con chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp hay muốn đăng ký khám cho bé tại Wikimom, mẹ chỉ cần liên hệ sẽ được hỗ trợ tốt nhất.
—
Wikimom – Phòng Khám Nhi Miễn Phí
HOTLINE: 082.959.3399