Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh ở trẻ là một trong những căn bệnh hiếm gặp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm với sức khỏe của bé. Tuy nhiên, với các thiết bị y tế tiên tiến hiện nay, bệnh toàn toàn có thể được chữa khỏi. Dưới đây, Wikimom sẽ giới thiệu đến quý phụ huynh một số thông tin về căn bệnh này.
Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh ở trẻ nhỏ là gì?
Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh ở trẻ nhỏ có tên khoa học là Hirschsprung, là một dị tật bẩm sinh bao gồm không có sự tồn tại của tế bào thần kinh (và do đó mất khả năng phân bố thần kinh) ở ruột dưới, thường giới hạn ở đại tràng, dẫn đến tắc ruột.
Đối với những trẻ mắc bệnh này thường xuất hiện các triệu chứng sớm sau khi sinh nhưng một số trường hợp không biểu hiện gì cho đến tuổi lớn hơn hoặc thậm chí khi trưởng thành.
Khi một số tế bào thần kinh đường ruột của bé (tế bào hạch) không phát triển bình thường, làm chậm quá trình di chuyển của phân qua ruột. Ruột bị tắc do phân và em bé của bạn sẽ bị táo bón (không thể đi tiêu bình thường). Thông thường, có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là viêm ruột , gây sốt, đau bụng và tiêu chảy.
Trẻ bị giãn đại tràng bẩm sinh có những dấu hiệu gì?
Các triệu chứng của bệnh giãn đại tràng bẩm sinh thay đổi theo độ tuổi nhất định của bé.
Thông thường, hầu hết tất cả trẻ sơ sinh đều thải phân su trong 24 giờ đầu đời. Nhưng ở những trẻ mắc giãn đại tràng bẩm sinh lại không thải phân su trong 48 giờ đầu đời. Trẻ bị chướng bụng (sưng bụng), bắt đầu có hiện tượng nôn mửa, sốt, táo bón hoặc không đi tiêu đều đặn.
Một số trẻ em không có triệu chứng sớm mà khi lớn lên chúng mới bắt đầu biểu hiện bằng các tình trạng bao gồm: Trẻ bị táo bón trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, chán ăn, ăn không ngon miệng, tăng trưởng chậm, chướng bụng đầy hơi….
Trẻ em nào có nguy cơ mắc bệnh giãn đại tràng bẩm sinh?
Các nhà khoa học không chắc chắn tại sao các tế bào hạch không di chuyển hoàn toàn xuống cuối trực tràng. Tuy nhiên, các yếu tố di truyền có thể liên quan, đặc biệt khi chiều dài ruột dài hơn hoặc khi người khác trong gia đình cũng mắc bệnh này.
Ví dụ, có nhiều khả năng một cặp vợ chồng sẽ sinh con mắc bệnh giãn đại tràng bẩm sinh nếu một trong hai cha mẹ mắc bệnh.
Bệnh xảy ra thường xuyên hơn ở bé trai gấp 5 lần so với bé gái. Trẻ mắc hội chứng Down cũng có nguy cơ cao hơn.
Cách điều trị bệnh giãn đại tràng bẩm sinh
Chẩn đoán bệnh giãn đại tràng bẩm sinh ở trẻ e nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Bệnh càng không được điều trị thì nguy cơ phát triển viêm ruột càng cao, một biến chứng nguy hiểm và gây tử vong.
Ngoài ra, nếu để tình trạng kéo dài, trẻ sẽ bị ảnh hưởng do ruột bị tắc nghẽn, trẻ sẽ hay bị táo bón, biếng ăn, chán ăn, chậm phát triển so với các bạn cùng tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động học tập, vui chơi. Vì vậy hãy đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt nếu theo dõi trẻ có các dấu hiệu như đã nêu trên.
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua khai thác các triệu chứng, sau đó, các bác sĩ có thể sử dụng cách tiếp cận ban đầu thường là bằng thụt dung dịch barium hoặc sinh thiết hút niêm mạc trực tràng.
Các bác sĩ cũng có thể thực hiện đo áp lực trực tràng, điều này thường cho thấy tình trạng không có giãn cơ vòng hậu môn trong khi bơm bóng vào trực tràng.
Sau khi đã xác định chính xác căn bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh giãn đại tràng bẩm sinh bằng cách phẫu thuật.
Ở trẻ sơ sinh, đây thường là một thủ thuật 2 giai đoạn bắt đầu với một đoạn gần với đoạn đại tràng để giải phóng đại tràng. Sau đó, trẻ sơ sinh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phần vô hạch của đại tràng và phương pháp kéo đoạn ruột được thực hiện.
Chăm sóc trẻ sau điều trị bệnh giãn đại tràng bẩm sinh ở trẻ nhỏ
Sau khi bé được thực hiện phẫu thuật, cha mẹ hãy chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận, kỹ lưỡng. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, hãy cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Cha mẹ hãy ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa. Khuyến khích bé uống nhiều nước, tập vận động sớm, để tránh bị tắc nghẽn. Không nên cho bé ăn quá no, chia nhỏ khẩu phần ăn để bé cảm thấy dễ chịu và có cảm giác thèm ăn.
Vì hệ tiêu hóa của trẻ kém nên cha mẹ nên cẩn trọng trong việc cho trẻ ăn các loại thức ăn mới, nên cho bé ăn thử nghiệm từng chút một để đánh giá phản ứng của trẻ, tránh bị dị ứng thức ăn có thể gây hại cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin về bệnh giãn đại tràng bẩm sinh ở trẻ cha mẹ nên lưu ý để phát hiện và điều trị sớm cho trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này.