Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá tại nhà

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Rối loạn chức năng đường tiêu hóa là những bệnh thường gặp về hệ tiêu hóa ở trẻ em. Một số trường hợp trẻ bị rối loạn nhẹ có thể được chăm sóc tại nhà. Và dưới đây, Wikimom xin giới thiệu đến quý cha mẹ các cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá tại nhà đơn giản, hiệu quả.

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá tại nhà

Rối loạn chức năng đường tiêu hóa là những bệnh thường gặp về hệ tiêu hóa ở trẻ em

Đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Các chức năng sinh lý chính là ăn, vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và bài tiết chất thải. Các enzyme khác nhau do tuyến tụy và tuyến tiêu hóa tiết ra, và mật do gan tiết ra sẽ tiêu hóa các thành phần thức ăn thành các chất phân tử nhỏ được ruột hấp thụ. Các bệnh khác nhau (trong và ngoài đường tiêu hóa) có thể làm thay đổi chức năng bình thường của đường tiêu hóa và gây bệnh miễn là chúng gây ra các bất thường về cấu trúc của đường tiêu hóa (xói mòn, loét , thủng, hẹp, ung thư ), chảy máu và dinh dưỡng bất thường và hấp thu và bài tiết chất điện giải.

Nôn trớ là một trong các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như:

  • Trẻ bị  tiêu chảy: Đây là một trong những biểu hiện điển hình khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Có thể do thức ăn của trẻ không đảm bảo vệ sinh, trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, dị ứng đường lactose…
  • Trẻ bị táo bón: Là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần, khó đẩy phân ra ngoài, phân ở dạng khô, cứng…. 
  • Đau bụng: Các vấn đề về rối loạn đường tiêu hoá cũng khiến trẻ bị đau bụng với nhiều mức độ khác nhau, có thể trẻ sẽ bị đau bụng ê ẩm hoặc quặn theo từng cơn..
  • Trào ngược, nôn trớ: Trào ngược ở trẻ sơ sinh liên quan đến quá trình phát triển, có quá trình tự hoàn thiện và không cần can thiệp y tế quá nhiều. Nguyên nhân có thể do bé bú quá no, không được vỗ ợ sau bú, bú không đúng tư thế… đây được gọi là nôn trớ sinh lý. Ngoài ra, nôn trớ cũng có thể là bệnh lý nếu trẻ bị các dị tật đường tiêu hoá hoặc tắc ruột. Với những trẻ lớn hơn, nôn mửa có thể xảy ra khi trẻ ăn đồ ăn lạ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc dị ứng với bất kỳ tác nhân nào có trong món ăn…
  • Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hoá còn gặp các biểu hiện khác như: ợ hơi, ợ chua, đầy bụng chướng hơi, đi phân sống… 

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá tại nhà

cach-cham-soc-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-tai-nha

Nếu tình trạng rối loạn tiêu hoá không thuyên giảm, nên cho trẻ đi khám

Dưới đây là một số lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá tại nhà, bao gồm:

  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho trẻ: Các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ em thường do thiếu các chất dinh dưỡng cụ thể . Ví dụ, nếu con bạn bị tiêu chảy mãn tính, việc bổ sung kẽm có thể giúp ích. Sau khi tìm được chuyên gia dinh dưỡng phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia dinh dưỡng dựa trên triệu chứng của trẻ và cho trẻ bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
  • Cho trẻ ăn các thực phẩm tốt cho tiêu hoá, dễ tiêu. Nếu nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hoá do thực phẩm không đảm bảo hay dị ứng, hãy thay đổi loại sữa mới cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ thực phẩm, dụng cụ ăn uống. Có thể chia nhỏ các bữa ăn và không bắt ép trẻ ăn quá nhiều dồn vào một bữa.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể áp dụng một số mẹo: cho trẻ uống nước búp ổi, các loại trà như trà hoa cúc, trà cam thảo, trà gừng, trà bạc hà… giúp thuyên giảm các chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy…
  • Nếu trẻ bị táo bón, mẹ có thể tăng cường cho bé ăn một số loại thực phẩm giúp nhuận tràng như: táo, chuối, khoai lang… tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ cho trẻ.
  • Bổ sung các men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hoá của trẻ thông qua một số thực phẩm như sữa chua và các chế phẩm từ sữa khác để cân bằng hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Trong thời gian trẻ bị rối loạn tiêu hoá, không cho trẻ ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas vì chúng chứa nhiều đạm, chất béo, đường khó tiêu khiến tình trạng rối loạn của bé càng trầm trọng hơn.
  • Cha mẹ nên tạo thói quen ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ cho trẻ, thói quen bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn.
  • Cho bé tăng cường tập thể dục, tham gia các hoạt động thể chất giúp trẻ năng động hơn, kích thích các nhu động ruột giúp tiêu hoá thức ăn nhanh hơn và giúp mang lại cảm giác nhanh đói, ngon miệng hơn khi chúng ăn uống.

Lưu ý: Tốt nhất khi trẻ gặp các biểu hiện, triệu chứng trên, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị để xác định chính xác nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, không tự ý mua kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào khác cho trẻ uống để tránh gặp phải những nguy hiểm thường trực.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí