Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Cách điều trị chứng táo bón thực thể ở trẻ em

Cách điều trị chứng táo bón thực thể ở trẻ em

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất cứ người lớn và trẻ em trong độ tuổi nào. Táo bón gồm 2 loại là táo bón thực thể và táo bón chức năng với các đặc điểm về bệnh khác nhau. Vậy táo bón thực thể ở trẻ em là gì? Các triệu chứng nhận biết ra sao và cách điều trị thế nào? Hãy cùng bác sĩ Wikimom đi tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Táo bón thực thể ở trẻ là gì?

Táo bón là tình trạng hệ tiêu hóa gặp phải bất thường, khiến người bị táo bón không thường xuyên đi đại tiện được hoặc đi đại tiện nhưng phân cứng, và gặp khó khăn, khó chịu trong quá trình đi. Đối với mỗi người, mỗi trường hợp thì tình trạng táo bón lại khác nhau phụ thuộc vào số lần đi đại tiện. Thông thường người bị táo bón thường đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần kèm theo phân cứng và khô.

tao-bon-thuc-the-o-tre-em
Trẻ bị táo bón thường đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần kèm theo phân cứng và khô

Táo bón được chia làm 2 loại: táo bón thực thể và táo bón chức năng với các đặc điểm về bệnh khác nhau:

Táo bón thực thể: là táo bón do các nguyên nhân thực thể như tổn thương chức năng hoặc cấu trúc tại đường tiêu hóa hay bên ngoài đường tiêu hóa, do đó, khi điều trị cần được can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh thực thể mới có thể cải thiện tình trạng táo bón.

Táo bón chức năng: Đây là một loại rối loạn chức năng đường ruột, dấu hiệu nhận biết là: đi đại tiện khó, đại tiện không thường xuyên và đau sau mỗi lần đại tiện. Bệnh lý này không xuất phát từ bất cứ tổn thương nào mà là hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, tâm lý hoặc các yếu tố thần kinh. Trẻ trong độ tuổi sơ sinh và 2 – 6 tuổi là đối tượng thường mắc bệnh này.

2. Nguyên nhân gây táo bón thực thể

Một số nguyên nhân người bệnh táo bón thực thể có thể mắc phải như sau:

  • Các bất thường gây cản trở đường đi của phân: thường gặp là các khối u trực tràng, đại tràng khiến bệnh nhân đi đại tiện phân nhầy máu và có thể bí trung đại tiện. Phát hiện khối u thông qua nội soi đại tràng.
  • Các tổn thương bẩm sinh: phình đại tràng, giãn đại tràng,…
  • Các tổn thương nằm ở hậu môn, trực tràng: nứt hậu môn, trĩ, hẹp trực tràng hậu môn do các di chứng của bệnh nhiễm khuẩn vùng hậu môn.
  • Do các dị vật bên ngoài đè vào gây cản trở việc đại tiện như: dây chằng dính sau mổ, khối u vùng tiểu khung, phụ nữ có thai đặc biệt là vào tháng cuối lúc thai to dễ đè vào trực tràng hay viêm đại trực tràng khiến đại trực tràng co hẹp…
  • Táo bón do bệnh lý gây tổn thương ở màng não, não: thoát vị màng não tủy vùng cùng cụt, hoặc tổn thương thần kinh vùng đuôi ngựa,…

3. Triệu chứng bệnh táo bón thực thể ở trẻ em

Bên cạnh các triệu chứng chung của táo bón như đi đại tiện ít hơn ba lần/ 1 tuần, phân cứng, gặp khó khăn trong các lần đi đại tiện và có cảm giác tắc nghẽn trực tràng, cảm giác đi đại tiện xong nhưng vẫn còn phân trong ruột, bệnh nhân có thể nghĩ tới táo bón thực thể khi có các biểu hiện sau:

  • Có bất thường ở vùng quanh hậu môn và hậu môn
  • Khám vùng cột sống, hố lõm trung tâm, cùng cụt, cơ mông có bất cân xứng, vẹo cột sống,…
  • Các dấu hiệu thần kinh cơ bất thường không lý giải được.
  • Thần kinh cơ chi dưới xuất hiện phản xạ bất thường 
  • Có máu trong phân không kèm nứt hậu môn.

4. Phương pháp điều trị táo bón thực thể

tao-bon-thuc-the-o-tre-em
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý tăng cường nhiều chất xơ hơn giúp đại tiện phân mềm hơn

Hầu hết các trường hợp táo bón có thể được điều trị bằng thuốc nhuận tràng không cần kê toa, kết hợp với việc thay đổi lối sống, lối sinh hoạt thường ngày như: ăn uống nhiều chất xơ, tránh ngồi thời gian quá lâu, thường xuyên tập luyện thể dục.

Với chứng táo bón thực thể ở trẻ, phương pháp điều trị cũng tương tự như phương pháp điều trị táo bón thông thường. Nếu biết thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống sẽ giúp những trường hợp bị táo bón thực thể giảm các triệu chứng và tình trạng của bệnh. Người bệnh bị táo bón thực thể nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý tăng cường nhiều chất xơ hơn giúp đại tiện phân mềm hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy các hoạt động đường ruột.
  • Uống bổ sung thêm nhiều nước và các dạng chất lỏng khác cũng giúp làm mềm phân.
  • Phương pháp cuối cùng là sử dụng thuốc nhuận tràng để hạn chế tình trạng người bệnh lệ thuộc vào thuốc. Một số loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng như: thuốc làm mềm phân, chất kích thích gây co thắt nhịp nhàng trong ruột, dầu mỡ bôi trơn, làm ẩm ngăn mất nước,…

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, nếu nguyên nhân người bệnh mắc táo bón thực thể nằm trong số các nguyên nhân kể trên thì cần phải điều trị theo nguyên nhân chính gây ra bệnh phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ.

Nếu người bệnh mắc táo bón thực thể mà không được điều trị sớm, kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

5. Táo bón thực thể ở trẻ khi nào nên đi khám bác sĩ?

tao-bon-thuc-the-o-tre-em
Nếu trẻ vừa bị các triệu chứng táo bón, buồn nôn và đau bụng thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Mỗi nguyên nhân gây ra bệnh táo bón thực thể sẽ có các phương án điều trị khác nhau. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị cụ thể.

  • Bệnh trĩ;
  • Nứt hậu môn;
  • Chảy máu trực tràng;
  • Táo bón, buồn nôn và đau bụng;
  • Rò trực tràng hoặc sa trực tràng;
  • Đau dữ dội ở hậu môn khi đi đại tiện;
  • Táo bón liên tục, đau bụng và sốt;
  • Tình trạng táo bón ngày càng nặng lên và kéo dài suốt hơn ba tuần;
  • Thay đổi thói quen đại tiện 
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí