Chuyên gia “bật mí” cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ
Sốt siêu vi là một bệnh lý phổ biến rất dễ gặp phải ở trẻ. Tuy nhiên, làm sao để có thể biết được trẻ có sốt siêu vi hay không? Và cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ như thế nào? Cùng Wikimom tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.
Làm thế nào để biết trẻ có đang bị sốt siêu vi hay không?
Chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh là điều vô cùng khó khăn, bởi trẻ chưa thể nói mình đang bị làm sao, cảm thấy như thế nào? Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh bắt buộc các bậc cha mẹ phải chú ý tới từng dấu hiệu, biểu hiện nhỏ nhất của con.
Những dấu hiệu của sốt siêu vi khá tương đồng so với các loại sốt thông thường khác. Trẻ sẽ bắt đầu sốt nhẹ từ 38 – 39 độ C hoặc có thể lên đến 40 độ C. Kèm theo một số biểu hiện như: đau đầu, chảy nước mũi, nước mắt, đau họng… khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc.
Nếu tình trạng sốt càng kéo dài, bệnh càng dễ chuyển sang giai đoạn toàn phát. Trong giai đoạn này, trẻ sốt rất cao, và có thể gặp các biến chứng về rối loạn điện giải hoặc sốt cao co giật. Do đó, các cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị kịp thời nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện sau:
- Sốt: Trẻ bị sốt liên tục trong vòng 2 – 3 ngày.
- Hội chứng viêm long đường hô hấp
Trong những ngày đầu, trẻ thường chảy nước mũi, sau đó dịch mũi đặc lại, làm nghẹt mũi, khiến trẻ khó thở hoặc thở khò khè, có thể chuyển viêm amidan.
- Trẻ bị sốt siêu vi dễ bị nôn hoặc trớ:
Virus tồn tại trong đường tiêu hóa gây bệnh viêm dạ dày, ruột, khiến thức ăn không được tiêu hóa mà bị đẩy ra ngoài. Trẻ thường biếng ăn, quấy khóc. Mặt khác trẻ có thể không ăn nhưng vẫn nôn khan.
- Viêm da, phát ban:
Xuất hiện những nốt phát ban đỏ nhỏ hay nốt ban chìm ở các khu vực như: cổ, bụng, lưng hoặc cánh tay của trẻ. Đây chính là phản ứng bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố bất lợi là các vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Ho, viêm họng, viêm Amidan:
- Tình trạng này xuất hiện ngay ở 1 – 2 ngày đầu sau khi phát bệnh, và kéo dài đến khi hết bệnh. Các triệu chứng này khiến trẻ bỏ ăn do khó nuốt, ho, và đau họng.
- Co giật:
- Khi trẻ bị sốt quá cao lên đến 39 độ C, trẻ dễ bị triệu chứng co giật.
Điều trị sốt siêu vi ở trẻ bằng cách nào?
Điều trị trẻ bị sốt siêu vi
Hiện nay các phương pháp điều trị sốt siêu vi sẽ phụ thuộc vào các loại virus gây bệnh hay mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, để giúp trẻ hạ sốt, bác sĩ sẽ kê cho trẻ các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như: paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp. Đối với các trường hợp trẻ bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm paracetamol theo đường tĩnh mạch để giúp thân nhiệt của trẻ ổn định về mức bình thường. Bên cạnh đó, nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng thứ cấp liên quan đến vi khuẩn, bác sĩ có thể kê cho trẻ uống một số thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Lưu ý, các loại thuốc được dùng để điều trị sốt siêu vi cho trẻ nên được sử dụng đúng liều lượng, thời gian quy định, đồng thời cần có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị tại nhà, cha mẹ cũng không nên tự ý dừng các phương pháp điều trị mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Nên chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi như thế nào?
Sốt siêu vi ở trẻ là một bệnh lý do virus gây ra, do đó vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay cách điều trị chủ yếu là điều trị theo những triệu chứng mà trẻ gặp phải, giúp nâng cao sức đề kháng, tăng thể trạng, và phòng trừ các biến chứng của trẻ.
Sốt siêu vi là căn bệnh lành tính ở trẻ, do đó trẻ có thể khỏi bệnh trong khoảng 7 – 10 ngày. Trong quá trình điều trị nên cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn, và ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa hay hấp thu. Đồng thời cần phải hạ sốt cho trẻ, để phòng ngừa trẻ bị sốt cao co giật.
Cha mẹ có thể dùng Paracetamol để hạ sốt cho trẻ, nên uống cách nhau 4 – 6 giờ. Nếu trẻ sốt cao, mệt mỏi, không thể uống thuốc hạ sốt, cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt dạng viên đạn nhét hậu môn. Cách này sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn, và không gây nôn trớ như đường uống.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các mẹ nên dùng khăn đã nhúng nước ấm, vắt còn hơi ướt và chườm vào 2 bên bẹn và 2 bên nách của bé. Và ngừng chườm ấm khi đo nhiệt độ cơ thể của trẻ đã giảm xuống còn dưới 38 độ.
Một số điều các cha mẹ cần lưu ý khi trẻ xuất hiện co giật:
- Hạ sốt ngay lập tức.
- Không cố gắng kìm lại cơn co giật của trẻ, không gian xung quanh trẻ cần thông thoáng khí để trẻ hít thở dễ dàng.
- Cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, không cho bất kỳ vật gì vào miệng trẻ để không làm cản trở việc hô hấp của trẻ.
- Khoảng 2 – 5 phút sau khi trẻ hết co giật, cha mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng, đầu hơi cúi và đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
- Cha mẹ cần chú ý tới thời gian co giật của trẻ diễn ra trong bao lâu, tình trạng giật như thế nào. Đồng thời, cần quan sát các triệu chứng kèm theo của trẻ như: nôn ói, tiêu chảy,… để báo lại cho bác sĩ điều trị.
- Cha mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng thuốc cho trẻ trước khi sử dụng.