Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Khàn tiếng ở trẻ em sau bao lâu sẽ khỏi?

Khàn tiếng ở trẻ em sau bao lâu sẽ khỏi?

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Khàn tiếng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, đôi khi đây chỉ là tình trạng lành tính và nhanh khỏi ở trẻ em. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý. Hãy tìm hiểu cùng Wikimom về tình trạng này trong bài viết sau

Khàn tiếng ở trẻ em là gì?

“Khàn tiếng” hoặc “khó phát âm” là những thuật ngữ dùng để mô tả sự thay đổi về chất lượng giọng nói. Chất lượng giọng nói có thể khàn hoặc trở nên yếu ớt, không phát âm rõ. Khi khàn tiếng, giọng của trẻ cũng có thể có sự thay đổi về cao độ, hạn chế phạm vi, ngắt giọng, giảm âm lượng bất thường. Nhiều trường hợp trẻ bị khàn tiếng nặng nói còn không ra tiếng.

khan-tieng-o-tre-em

Trẻ bị khàn tiếng, chất lượng giọng nói có thể trở nên yếu ớt, không phát âm rõ

Khàn tiếng xảy ra do dây thanh âm bị căng. Dây thanh âm là những dải mô mỏng manh trong thanh quản. Khi trẻ cất giọng nói, không khí đẩy ra khỏi phổi và đi qua dây thanh quản- một dải cơ hình chữ “V” – chuẩn bị phát ra âm thanh bằng thì dây này sẽ thắt chặt và di chuyển lại gần nhau hơn. Khi không khí đi qua chúng, chúng rung động. Sự rung động này, kết hợp với chuyển động của lưỡi, môi và răng, tạo nên âm thanh của giọng nói.

Nguyên nhân khàn tiếng ở trẻ em

Các nguyên nhân gây khàn giọng có thể bao gồm: sự quá tải về giọng nói như la hét, khóc, hát quá nhiều không nghỉ… cũng có thể do nhiễm trùng, viêm, chấn thương, tắc nghẽn hoặc dị tật bẩm sinh. Cụ thể:

khan-tieng-o-tre-em

Trẻ la hét nhiều có thể khiến giọng bị khàn

Với các trường hợp dây thanh quản bị quá tải như trẻ la hét, khóc quá lâu, hát nhiều không ngừng nghỉ…. thì đây là những trường hợp lành tính trẻ có thể tự khỏi trong thời gian ngắn sau 30 phút hoặc vài giờ.

Trẻ bị ho quá nhiều cũng có thể gây ra khàn giọng. 

Với các nguyên nhân khác gây khàn giọng cụ thể bao gồm: 

  • Sự tăng trưởng trên hoặc gần dây thanh âm
  • Liệt dây thanh âm
  • Trẻ bị hít phải khói thuốc lá, vaping
  • Viêm xoang mãn tính hoặc dị ứng
  • Suy giáp
  • Trào ngược dạ dày, thực quản
  • Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp
  •  Xạ trị ở những người đang điều trị ung thư vòm họng….

Cảm lạnh thông thường có thể gây khàn giọng do viêm thanh quản (sưng dây thanh âm). Hầu hết bệnh viêm thanh quản ở trẻ em có thể gây ra triệu chứng khàn giọng trong 1 đến 2 tuần.

Dị ứng cũng là nguyên nhân gây khàn giọng phổ biến. Phản ứng dị ứng hoặc dị ứng theo mùa với phấn hoa có thể là một yếu tố gây ra chứng khó phát âm ở con bạn. Khàn tiếng sẽ kéo dài cho đến khi hết triệu chứng dị ứng.

Ngoài ra, sự phát triển của các dây thanh âm và bộ máy thanh quản, sự thay đổi thói quen, thay đổi môi trường nội tiết tố xảy ra ở tuổi dậy thì thường góp phần cải thiện chất lượng giọng nói. Đặc biệt là các bé trai độ tuổi dậy thì, giọng thường bị ồm, khàn…

Khàn tiếng ở trẻ em có thể là mãn tính. Việc lạm dụng dây thanh âm lâu dài hoặc liên tục  từ những việc như la hét nhiều hoặc sử dụng giọng nói một cách không tự nhiên  khiến dây thanh âm bị hao mòn quá mức. Chúng có thể giãn ra quá xa hoặc cọ xát vào nhau, gây ra những kích ứng nhỏ. Nếu những vết này không được chữa lành, chúng sẽ biến thành những vết chai nhỏ hoặc nốt sần ở dây thanh quản. Và các nốt sần ở dây thanh là nguyên nhân hàng đầu gây khàn tiếng mãn tính ở trẻ em. 

Cách điều trị khàn tiếng ở trẻ em

khan-tieng-o-tre-em

Khàn tiếng xảy ra do dây thanh âm bị căng

Đối với nhiều trẻ bị khàn giọng, các triệu chứng sẽ hết trong vòng một tuần. Khàn tiếng nhẹ có thể được điều trị bằng cách:

Hãy để cho giọng nói và cổ họng của trẻ nghỉ ngơi, hạn chế cho trẻ la hét, khóc lóc.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để cổ họng có đủ độ ẩm, không bị khô và gây ra các bệnh lý đường hô hấp gián tiếp gay ra khàn tiếng.

Uống chất lỏng nhẹ nhàng, ấm áp và nhiều nước. Khi trẻ bị khàn tiếng không nên cho trẻ ăn uống đồ lạnh vì khiến tình trạng khàn tiếng càng nghiêm trọng hơn.

Cha mẹ hãy chú ý theo dõi nếu khàn tiếng ở trẻ kéo dài trên 1 tháng hãy cho bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, nội soi thanh quản để kiểm tra tình trạng của bé.

Với các bé bị khàn tiếng mãn tính, cha mẹ hãy chú ý các phương pháp điều trị cho bé  phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ. Các phương pháp điều trị thông thường bao gồm:

  • Liệu pháp giọng nói, phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng khàn tiếng kéo dài. Nó dạy cho trẻ em và cha mẹ các kỹ thuật để giảm chấn thương âm vị (chấn thương dây thanh âm). Phương pháp này giúp các tổn thương và nốt sần có thời gian lành lại.
  • Có thể sử dụng phương pháp tiêm dây thanh âm để điều trị liệt dây thanh âm để cải thiện chất lượng giọng nói của trẻ. Điều này được thực hiện dưới gây mê ở trẻ em.
  • Phẫu thuật thanh quản có thể là một lựa chọn nếu con bạn có các khối u lớn và đã hoàn thành liệu pháp giọng nói ít nhất 6 tháng mà tình trạng khàn tiếng hầu như không cải thiện. Phẫu thuật thường được sử dụng trong trường hợp khàn tiếng nặng kéo dài. 
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí