Lời khuyên dành cho cha mẹ khi trẻ biếng ăn chậm lớn
Dù là người lớn hay trẻ em, con người đều có bản năng ham muốn ăn uống. Nếu trẻ biếng ăn chậm lớn ăn thì chắc chắn thể trạng hoặc cách nuôi dạy con của trẻ của bạn đang gặp vấn đề cần cải thiện.
Khi trẻ không thích ăn, cha mẹ cần tìm hiểu 4 câu hỏi trước đưa ra giải pháp cụ thể:
1. Trẻ có mắc bệnh lý sinh lý nào ảnh hưởng đến việc ăn uống không?
2. Bạn có thường xuyên ép con ăn không?
3. Trẻ có thói quen ăn uống tốt không?
4. Bàn ăn hay không khí gia đình có thoải mái cho trẻ ăn không?
Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn chậm lớn như tâm lý, bệnh lý và thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
- Yếu tố tâm lý:
Căng thẳng, lo lắng: Căng thẳng, lo lắng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé chán ăn và khó tiêu hóa.
Áp lực khi ăn: Cha mẹ ép bé ăn, tạo áp lực khiến bé sợ hãi, chán ăn và càng lười ăn hơn.
Môi trường ăn uống không thoải mái: Môi trường ăn uống ồn ào, nhiều tiếng động khiến bé mất tập trung và không muốn ăn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn chậm lớn có thể do tâm lý, bệnh lý
- Yếu tố sinh lý:
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng: Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B… có thể khiến bé mệt mỏi, chán ăn và chậm lớn.
Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi… khiến bé khó chịu, chán ăn và chậm lớn.
Mọc răng: Khi mọc răng, bé có thể chảy nước dãi nhiều, nuốt nước dãi vào bụng và dẫn đến no sớm, chán ăn.
- Chế độ ăn uống không hợp lý:
Thức ăn không đa dạng, thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đa dạng, thiếu chất dinh dưỡng khiến bé không cảm thấy ngon miệng và chán ăn.
Cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh: Đồ ngọt, đồ ăn nhanh chứa nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng khiến bé no lâu, không muốn ăn thức ăn chính.
Cho bé ăn không đúng giờ: Cho bé ăn không đúng giờ khiến bé bị đói vặt, ăn vặt nhiều và không muốn ăn bữa chính.
Lời khuyên dành cho cha mẹ khi trẻ biếng ăn chậm lớn
- Rèn chế độ ăn khoa học cho trẻ
Trẻ có thể bắt đầu ăn các loại thức ăn dạng sệt sau 6 tháng. Các loại thức ăn như gạo ngũ cốc, hoa quả xay nhuyễn, khoai tây nghiền… đều dễ tiêu hóa. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, khả năng nhai và nhận thức mùi vị bắt đầu hình thành ở mức độ nhất định, bạn có thể bắt đầu tăng lượng cháo, bột, mỳ cho trẻ.
Đồng thời, bạn có thể thái một số loại rau, thịt thành từng miếng nhỏ, nấu chín, trộn vào cháo, mì rồi cho trẻ ăn. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị sẵn một số món ăn như bánh ăn dặm có hàm lượng đường thấp để bé rèn luyện khả năng cắn, nhai.
Trong quá trình này, trẻ sẽ tự rèn luyện khả năng nhai, sức mạnh của khoang miệng bắt đầu được củng cố. Và do được ăn nhiều loại thức ăn hơn nên khả năng tiêu hóa của đường tiêu hóa cũng sẽ được rèn luyện, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ phong phú và đầy đủ hơn. Điều này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình nhai thức ăn cứng, trẻ dần làm chủ được khả năng này thông qua học tập và rèn luyện. Nếu trẻ ăn thức ăn nhão lâu ngày sẽ hình thành thói quen ăn uống riêng và từ chối những thức ăn cứng, kén ăn. Nếu cứ diễn ra như vậy sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, tăng trưởng còi cọc.
- Đặt ra quy định khi ăn
Đối với những trẻ ăn lơ, mải chơi đùa, cha mẹ cần có những biện pháp. Bạn không nên thỏa hiệp về các vấn đề nguyên tắc ngay từ đầu. Một số quy tắc phải được cả gia đình cùng nhau thực hiện.
- Không dùng việc xem phim hoạt hình, chơi với điện thoại, ăn đồ ngọt… để đổi lấy việc ăn.
- Đừng đuổi theo hoặc rong để cho bé ăn
- Bỏ thức ăn đi nếu trẻ không ăn. Đừng cố kéo dài bữa ăn.
Đối với những trẻ ăn lơ, mải chơi đùa, cha mẹ cần có những biện pháp rèn con
- Kiên nhẫn và rèn luyện
Khi trẻ có thể ăn thức ăn cứng, hãy để trẻ tự cầm và ăn. Điều này để trẻ có thể rèn luyện đôi tay và sử dụng đôi tay của mình tốt hơn.
- Thay đổi tâm lý cha mẹ
Sự thay đổi không phải một sớm một chiều, bạn không thể làm cho con mình ăn ngon miệng ngay lập tức. Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự hợp tác và thay đổi của cả gia đình.
Có một điều chúng ta phải suy nghĩ: Chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức để cho con ăn ngon, mục đích chỉ là bắt con ăn hết đồ ăn trong bát của mình thôi sao? Dĩ nhiên là không. Mục tiêu quan trọng là rèn cho trẻ những thói quen ăn uống lành mạnh để phát triển thể chất toàn diện.
Nếu bạn muốn biết con mình có ăn uống tốt hay không, đừng quá chú trọng vào một bữa ăn nào đó. Sẽ tốt hơn hơn nếu bạn nhìn vào những gì bé đã ăn trong tuần và chỉ số tăng trưởng có bình thường hay không. Điều này sẽ vừa thoải mái tâm lý cho cha mẹ và trẻ cũng không bị áp lực khi ăn uống.
Bé biếng ăn chậm lớn có cần đi khám không?
Bé biếng ăn chậm lớn là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần đi khám bác sĩ. Sau đây Wikimom chỉ ra một số yếu tố cần xem xét để xác định liệu bé có cần đi khám hay không:
Mức độ lười ăn của bé:
- Bé có hoàn toàn bỏ ăn hay chỉ ăn ít hơn bình thường?
- Bé có chán ăn mọi loại thức ăn hay chỉ một số loại nhất định?
- Bé có khó khăn khi ăn hay không?
Trẻ biếng ăn chậm lớn nhưng vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bất thường thì không cần quá lo lắng
Tốc độ phát triển của bé:
- Bé có tăng cân đều đặn hay không?
- Chiều cao và cân nặng của bé có nằm trong mức bình thường hay không?
- Bé có hoạt động vui chơi bình thường hay không
Các dấu hiệu đi kèm:
- Bé có mệt mỏi, uể oải hay không?
- Bé có hay ốm vặt hay không?
- Bé có bất kỳ triệu chứng nào khác như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón hay không?
Nếu bé chỉ lười ăn một chút nhưng vẫn tăng cân đều đặn, hoạt động vui chơi bình thường và không có các dấu hiệu đi kèm nào khác, thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện sau khi áp dụng nhiều biện pháp, Wikimom khuyến cáo bạn nên đưa trẻ đến khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện để được khám thể chất toàn diện và được bác sĩ đưa ra phác đồ cải thiện phù hợp với trẻ.