NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI TIÊM CHỦNG

Khám sàng lọc trước tiêm chủng

tiêm chủng

tiêm chủng

1. Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng?

Đây là việc làm bắt buộc đối với những ai có ý định tiêm chủng phòng ngừa một mặt bệnh nào đó. Bởi lẽ, không phải tất cả mọi người đều phù hợp với một loại vắc xin nhất định vì tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân không có sự tương đồng.

Mục đích chính của việc khám sàng lọc trước khi tiêm là kiểm tra sức khỏe tổng quát, tìm ra những điểm bất thường từ đó xác định xem bạn có đủ điều kiện để tiêm loại vắc xin này hay không.

Đối với trẻ, đây là giải pháp tuyệt vời nhất để hạn chế những biến chứng sau tiêm, đảm bảo trẻ được tiêm vắc xin an toàn, đúng thời điểm. Quan trọng hơn nữa, sau khi khám sàng lọc, bác sĩ và chuyên viên y tế sẽ phát hiện những trường hợp cần tạm hoãn hoặc cẩn trọng khi tiêm vắc xin.

Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12 – 18 tuổi đang được triển khai trên khắp 63 tỉnh thành mở ra hy vọng tạo miễn dịch cộng đồng nhưng cũng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, bất an. Để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra sau tiêm, ba mẹ nên khuyến khích con em của mình khám sàng lọc trước khi tiêm chủng càng sớm càng tốt.

2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm chủng là gì?

Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?

Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

Bác sĩ sẽ khám như thế nào?

Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế (Quyết định số 2470/QĐ-BYT ban hành ngày 14/6/2019), tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bao gồm:

  • Đo thân nhiệt
  • Đánh giá tri giác
  • Quan sát nhịp thở, nghe phổi
  • Nghe tim
  • Phát hiện các bất thường khác

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ:

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

Người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.

Địa điểm tiêm chủng ở đâu là uy tín và đảm bảo?

Trước tình hình khan hiếm vắc xin hiện nay, việc cập nhật thông tin vắc xin hàng ngày để biết bệnh viện nào còn vắc xin 6 trong 1, vắc xin 5 trong 1, vắc xin thủy đậu…. là điều rất cần thiết cho các ba mẹ có con đang tới lịch chủng ngừa. Khi cần tiêm phòng cho con,  mẹ có thể lựa chọn Trung tâm tiêm chủng VACCO – với tầm nhìn không ngừng phát triển và mở rộng hệ thống, ĐẶC BIỆT mới đây đã xuất hiện thêm chi nhánh mới tại ?? ???̂̀? ??? ????̂́? – ??̂? ??̀? – ??̂̀? ???̂́? – ??̀ ??̣̂?.

Đến với VACCO Trần Kim Xuyến:

✅100% khách hàng được cấp miễn phí một mã số định danh, giúp lưu giữ và dễ dàng tra cứu lịch sử tiêm chủng trên toàn hệ thống.

✅100% khách hàng được miễn phí khám sàng lọc tư vấn trước tiêm.

✅100% bác sĩ thực hành khám sàng lọc, tư vấn tiêm chủng có chứng chỉ an toàn tiêm chủng. Thường xuyên được đào tạo, kiến thức kỹ năng cần thiết như xử lý phản ứng sau tiêm, tiêm không đau cho trẻ.

✅Tại trung tâm, sau khi người lớn và trẻ em sau tiêm được theo dõi 30 phút, được nhân viên y tế kiểm tra sức khoẻ trước khi ra về.

✅VACCO Trần Kim Xuyến luôn sẵn sàng các điều kiện tốt nhất, giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời phản ứng sau tiêm nếu có.

✅Theo tiêu chuẩn 5 sao trên toàn hệ thống, tại VACCO Trần Kim Xuyến, khách hàng được miễn phí nhiều tiện ích cao cấp như Wifi, nước uống, quầy sạc điện thoại, nhắc lịch tiêm tự động qua tin nhắn, gửi xe,…

✅VACCO Trần Kim Xuyến làm việc cả ngày lễ, chủ nhật và làm xuyên trưa không nghỉ, đảm bảo phục vụ tốt nhất mọi loại nhu cầu tiêm chủng, phòng bệnh của quý khách.

✅VACCO Trần Kim Xuyến đặc biệt mang tới dịch vụ gói vaccine linh hoạt cho mọi đối tượng, đảm bảo có các loại vaccine theo đúng phác đồ, không tăng giá vaccine khi khan hiếm hay trong mùa dịch bệnh. Giúp khách hàng yên tâm tiêm **đúng lịch, đúng loại, đúng giá.**