Trẻ bị táo bón nặng có nguy hiểm không?
Trẻ bị táo bón là trường hợp phổ biến liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa. Đa số, trẻ bị táo bón đều chóng khỏi, tuy nhiên, có những trường hợp trẻ bị táo bón mãn tính, hoặc trẻ bị táo bón nặng không thể không can thiệp y tế. Vậy như thế nào là trẻ bị táo bón nặng, hãy cùng tìm hiểu với Wikimom.
Trẻ bị táo bón nặng do đâu?
Nói chung, phân trở nên cứng và khô khi ruột già (đại tràng) hấp thụ quá nhiều nước. Thông thường, khi thức ăn di chuyển qua đại tràng, đại tràng sẽ hấp thụ nước trong khi tạo phân. Chuyển động của cơ (co thắt) đẩy phân về phía trực tràng. Khi phân đi tới trực tràng, phần lớn nước đã được ngâm lên. Phân bây giờ đã rắn chắc. Nếu trẻ bị táo bón, chuyển động của cơ ruột quá chậm khiến phân di chuyển qua đại tràng quá chậm và trở nên khô cứng.
Một khi trẻ bị táo bón, vấn đề có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Phân cứng, khô có thể gây đau khi đẩy ra ngoài.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Một số nguyên nhân phổ biến về chế độ ăn uống và lối sống bao gồm:
- Trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và ít chất xơ.
- Trẻ không uống đủ nước và các chất lỏng khác
- Có sự thay đổi trong chế độ ăn uống. Điều này bao gồm khi trẻ chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm.
- Trẻ ít vận động trong khi vận động thường xuyên hoặc tập thể dục giúp di chuyển thức ăn đã tiêu hóa qua ruột.
- Ở một số trẻ, việc nhịn đi đại tiện hoặc quá mải chơi quên đi đại tiện cũng có thể gây táo bón.
- Dị ứng sữa bò. Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai và sữa bò) đôi khi dẫn đến táo bón ở trẻ.
Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do một vấn đề thể chất lớn hơn gây ra. Những vấn đề vật lý này có thể bao gồm: Các vấn đề về đường ruột, trực tràng hoặc hậu môn; Các vấn đề về hệ thần kinh, chẳng hạn như bại não; Các vấn đề nội tiết, chẳng hạn như suy giáp… Hoặc khi trẻ phải dùng các loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón nặng
Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ hãy theo dõi vào số lần đi vệ sinh của trẻ và hình dạng phân để xác định các trường hợp cần phải can thiệp của bác sĩ. Thông thường, trẻ bị táo bón nặng cũng như nhẹ sẽ có một số biểu hiện chung như:
Trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường. Táo bón thường được định nghĩa là đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. Số lần đi đại tiện của mỗi đứa trẻ có thể khác nhau. Nhưng sự thay đổi số lần đi đại tiện bình thường đối với con bạn là một dấu hiệu đáng chú ý.
- Trẻ đi đại tiện phân cứng, khô và cảm thấy đau
- Trẻ đi đại tiện khó khăn
Đặc biệt, với những trẻ bị táo bón nặng, một số dấu hiệu sẽ đặc thù hơn như:
- Trẻ bị táo bón kéo dài hơn 2 tháng
- Trẻ không thể hoạt động bình thường vì táo bón
- Không thể đẩy phân ra ngoài khi rặn bình thường
- Trẻ bị rò rỉ phân ra ngoài với số lượng ít
- Có vết rách nhỏ, đau ở vùng da quanh hậu môn (vết nứt hậu môn)
- Có các tĩnh mạch sưng đỏ (trĩ) ở trực tràng
- Trẻ bị đau bụng, sốt hoặc nôn mửa
Khi trẻ bị táo bón nặng sẽ dẫn dễ đến các biến chứng như: sa trực tràng, đại tiện ra máu, rách hậu môn, bệnh trĩ, tắc ruột gây ra các u phân. Trẻ bị táo bón nặng cũng tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Các tác động gián tiếp của táo bón sẽ khiến trẻ mất tự tin, ám ảnh sợ nhà vệ sinh, biếng ăn, chậm phát triển, không hòa đồng được với môi trường lạ.
Cách ngăn ngừa táo bón nặng ở trẻ em
Để giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
Xây dựng chế độ ăn uống cho bé giàu chất xơ. Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người, chất xơ dễ tiêu và giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn chu. Chất xơ có nhiều ở rau xanh, bánh mỳ nguyên cám, các loại ngũ cốc….
Cho trẻ uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác như sữa, nước hoa quả. Nước có vai trò quan trọng trong cơ thể con người, giúp vận chuyển các chất, đào thải độc tố và tốt cho chức năng đi vệ sinh của trẻ.
Tích cực cho bé hoạt động thể chất, tâp thể dục một cách thường xuyên. Bởi vì, khi trẻ hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp kích thích chức năng ruột hoạt động tốt, vấn đề tiêu hóa cải thiện và việc đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Cuối cùng, hãy tạo thói quen đi vệ sinh cho bé. Thường xuyên dành thời gian sau bữa ăn cho trẻ đi vệ sinh để bé không cảm thấy sợ nhà vệ sinh. Hãy tạo tâm lý thoải mái cho bé, luyện thói quen đi vệ sinh từ từ, không nên tạo quá nhiều áp lực cho trẻ vì có thể bị phản tác dụng.