Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ biếng ăn phải làm sao? Những mẹo hữu ích giúp trẻ không biếng ăn

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Những mẹo hữu ích giúp trẻ không biếng ăn

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Trẻ biếng ăn khiến cha mẹ phải đau đầu suy nghĩ, tìm mọi biện pháp để giúp con ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao trẻ biếng ăn, là bệnh lý hay sinh lý để tìm cách khắc phục kịp thời, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Dưới đây, Wikimom sẽ giới thiệu về các cách nhận biết nguyên nhân trẻ biếng ăn:

Trong giai đoạn từ 1-5 tuổi, trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân, theo y học gọi là biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này.

Trẻ biếng ăn sinh lý

Đây là hiện tượng bình thường gặp ở hầu hết mọi đứa trẻ. Do cơ thể trẻ từ khi sinh ra và lớn lên luôn có sự thay đổi, phát triển theo các giai đoạn. Trẻ biếng ăn sinh lý là do sự thay đổi của cơ thể ở các giai đoạn khiến chúng chưa kịp làm quen và thích nghi, sinh ra những biến đổi về tâm lý và nhận thức.

tre-bieng-an-phai-lam-sao

Trẻ biếng ăn có thể do tâm lý hoặc bệnh lý (Hình minh họa)

Theo nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này, có nhiều mốc giai đoạn mà trẻ có thể bị biếng ăn sinh lý ứng với các mốc phát triển của trẻ.

Ví dụ như ở trẻ sơ sinh, ở 4-5 tuần bé sẽ bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh, sẽ bắt đầu thích lắng nghe các âm thanh, vì thế mà bé sẽ không ham ngủ như trước mà hay quấy khóc, lười bú…. Hoặc ví dụ như khi trẻ bị xáo trộn giấc ngủ, chưa phân biệt được ngày – đêm, cứ ăn no là ngủ nhưng khi bị cha mẹ cho vào khuôn khổ, giờ giấc ăn ngủ, cũng có thể thời gian đầu trẻ chưa quen và bú sữa ít hơn.

Một số trẻ khác trong giai đoạn mọc răng, trẻ cũng sẽ  lười bú hơn do lợi bị sưng tấy. Ngoài ra, khi trẻ bắt đầu sang tháng thứ 6 vào giai đoạn ăn dặm, trẻ chuyển từ sữa sang thức ăn dặm (cháo, bột…), kết cấu thức ăn thay đổi, mùi vị thay đổi nên tình trạng biếng ăn cũng không còn quá xa lạ.

Ở mỗi giai đoạn, hiện tượng biếng ăn sinh lý thường kéo dài từ 1-2 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy vào sự tiếp nhận thay đổi của mỗi trẻ, do đó cha mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ biếng ăn bệnh lý

Biếng ăn bệnh lý xuất phát khi trẻ mắc bệnh, là một trong các dấu hiệu trẻ bị ốm vì vậy cha mẹ không được chủ quan và quan tâm đến bé sát sao hơn.

Có một số nguyên nhân dẫn đến trẻ bị biếng ăn bệnh lý như mắc phải một số bệnh về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày,  viêm đường hô hấp, trẻ bị đau họng, nhiệt miệng… Thậm chí khi trẻ bị sốt, các nhiễm trùng khác, nhiễm giun sán hoặc uống nhiều thuốc kháng sinh  cũng khiến cơ thể bé  mệt mỏi, khó chịu dẫn đến tình trạng bỏ bữa.

tre-bieng-an-phai-lam-sao

Khi trẻ bị ốm, mệt mỏi cũng dẫn đến tình trạng biếng ăn, bỏ bữa.

Làm thế nào để phát hiện trẻ bị biếng ăn bệnh lý? Cha mẹ hãy chú ý những biểu hiên của trẻ. Ngoài các dấu hiệu mắc các bệnh cụ thể như đã nêu, hãy quan sát lúc ăn, trẻ thường ngậm thức ăn không chịu nuốt, buồn nôn khi nhìn, ngửi thức ăn, liên tục che miệng, quấy khóc không chịu ăn. 

Ngoài ra hãy theo dõi cân nặng của trẻ, nếu trong 3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân, hãy cho bé đi khám.

Trẻ biếng ăn phải làm sao?

Với các trẻ biếng ăn sinh lý, nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý và sự thay đổi cơ thể của trẻ nên cha mẹ không nên lo lắng quá mức. Hãy tìm hiểu và lựa chọn các biện pháp thích hợp.

tre-bieng-an-phai-lam-sao

Cha mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực khi bé biếng ăn. 

  • Cha mẹ không nên ép buộc bé ăn nhiều vào một bữa, hãy chia nhỏ bữa ăn. Tạo không khí cho bé có hứng thú với bữa ăn, không sử dụng điện thoại, tivi máy tính để đánh lạc hướng trẻ và dễ cho ăn vì sau này có thể tạo ra thói quen xấu cho bé.
  • Cha mẹ cũng không nên dùng mọi cách bắt buộc bé phải ăn hết khẩu phần ăn của mình.  Nếu bị áp lực hoặc ép ăn, nhu cầu tự chủ của trẻ có thể khiến trẻ không chịu ăn, khi đó cha mẹ càng áp lực, càng cùn cáu càng làm con bị nặng tâm lý và quấy khóc hơn.
  • Phân bổ bữa ăn hợp lý: Xen quá nhiều bữa phụ giữa các bữa chính của trẻ cũng khiến cho cảm giác thèm ăn của trẻ không còn. Vì thế khi đến các bữa chính trẻ không còn hứng thú với đồ ăn.
  • Nên giới hạn thời gian ăn uống của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định, không nên kéo dài quá lâu. Thông thường bữa ăn của bé nên kéo dài trong 20 phút, sau đó cha mẹ hãy dọn dẹp, lặp lại nhiều lần như thế sẽ tạo cho bé kỷ luật bữa ăn.

Với các trẻ biếng ăn bệnh lý, cha mẹ nên xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp. Vì cơ thể trẻ bị tổn thương cộng với sự mệt mỏi, chán ăn nếu không ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ lâu hồi phục. Cách chăm sóc trẻ bị biếng ăn bệnh lý:

  • Xây dựng thực đơn đa dạng, giàu chất dinh dưỡng để bé sớm hồi phục
  • Quan tâm nhiều hơn đến khẩu vị của con
  • Chia nhỏ các bữa ăn
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh vì khi uống kháng sinh, những lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt khiến bé biếng ăn.
  • Cha mẹ nên cho phép con ăn những gì con muốn
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí