Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ sơ sinh bị vàng da có đáng lo ngại không? 

Trẻ sơ sinh bị vàng da có đáng lo ngại không? 

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Trẻ sơ sinh bị vàng da khiến cha mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe của bé. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng vàng da ở trẻ, vấn đề này có đáng lo ngại không, hãy cùng Wikimom tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

Trẻ sơ sinh bị vàng da, khi đó dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất đó là màu sắc trên da của bé. Nếu như màu da của con bạn không hồng hào như những đứa trẻ khác mà có màu vàng thì bé đang bị vàng da. Màu vàng của da có thể khó nhìn thấy hơn đối với những em bé da nâu hoặc đen nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy hơn ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Các triệu chứng khác của bệnh vàng da sơ sinh có thể bao gồm: nước tiểu màu vàng sẫm (nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không có màu); phân có màu nhạt (phải có màu vàng hoặc cam).

Các triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh thường phát triển 2 ngày sau khi sinh và có xu hướng thuyên giảm mà không cần điều trị khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi. Trong trường hợp này, bé bị vàng da sinh lý và không có vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe.

tre-so-sinh-bi-vang-da-co-sao-khong

Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe bé

Theo y học, vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể bị phá vỡ. Vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu cao trong máu, chúng bị phá vỡ và thay thế thường xuyên. Ngoài ra, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên việc loại bỏ bilirubin khỏi máu kém hiệu quả hơn. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan của trẻ đã xử lý bilirubin hiệu quả hơn nên vàng da thường tự hết mà không gây ra bất kỳ tác hại nào đối với sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định bé bị vàng da lại thuộc trường hợp bệnh lý.

Nếu như vàng da sinh lý thì hiện tượng da vàng sẽ hết sau 1 đến 2 tuần thì vàng da bệnh lý sẽ không tự khỏi nếu không có sự can thiệp y tế. Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng vàng da của bé, khi có các dấu hiệu này nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để nhận được tư vấn. Vàng da bệnh lý, da bé vàng sậm toàn thân, vàng ở lòng bàn chân bàn tay, mắt… đi kèm đó là một số biểu hiện bất thường khác như trẻ bỏ ăn, biếng ăn, chậm chạp, lừ đừ, trẻ bị sốt và cần theo dõi cả màu phân của trẻ, nếu bạc màu thì khả năng cao trẻ đang mắc một căn bệnh nào đó.

tre-so-sinh-bi-vang-da-co-sao-khong

Vàng da bệnh lý sẽ không tự khỏi nếu không có sự can thiệp y tế.

Những trẻ em nào có nguy cơ mắc bệnh vàng da nhiều hơn?

  • Theo nghiên cứu, trẻ sinh non là đối tượng dễ mắc bệnh vàng da nhất. Khi trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, các cơ quan nội tạng trong đó có gan của trẻ chưa hoàn thiện hết, chưa có khả năng hoàn chỉnh để bài tiết, lọc các chất thải do đó các bé này dễ bị vàng da.
  • Ngoài ra, trẻ bị vàng da cũng có thể kể đến nguyên nhân do sữa mẹ. Có nhiều trường hợp bé bú sữa mẹ bị vàng da, ngừng bú thì hiện tượng này chấm dứt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chứng minh trẻ bị vàng da do sữa mẹ là lành tính, mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Hãy tiếp tục cho con bú vì sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất dành cho bé.
  • Nhiều bé bị vàng da bệnh lý do các bệnh tật bẩm sinh như thiểu năng tuyến giáp, các bệnh về tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc các bệnh hội chứng Crigler Najjar và hội chứng Gilbert

Điều trị khi trẻ sơ sinh bị vàng da như thế nào?

Như đã nêu, với những trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, tình trạng vàng da sẽ tự hết sau khoảng thời gian nhất định. Khi đó, cha mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt:

  • Cho trẻ uống sữa đều đặn, theo đó, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất dành cho bé. Mẹ hãy chăm cho con bú theo các cữ sữa nhất định.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé.
  • Nên tắm nắng cho trẻ, bổ sung vitamin D cho bé.
tre-so-sinh-bi-vang-da-co-sao-khong

Chiếu đèn là một trong những phương pháp điều trị vàng da cho bé.

Với các trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý, hiện nay trên thế giới đang phổ biến 2 phương pháp điều trị đó là:

  • Chiếu đèn: Bé sẽ được nằm trong lồng kính chiếu đèn, khi đó, lượng bilirubin tự do thành sẽ được chuyển đổi thành dạng có thể tan trong nước, từ đó thải ra ngoài nhanh hơn, giúp da bé trở nên hồng hào bình thường.
  • Truyền máu trao đổi – trong đó máu bé sẽ được lấy ra bằng cách sử dụng một ống mỏng (ống thông) đặt trong mạch máu của bé và thay thế bằng máu từ người hiến tặng phù hợp; hầu hết trẻ đáp ứng tốt với điều trị và có thể xuất viện sau vài ngày.

Cha mẹ không nên chủ quan với tình trạng vàng da của bé, hãy theo dõi kỹ lưỡng để tránh tình trạng này biến chứng thành các bệnh nguy hiểm.

Biến chứng của vàng da sơ sinh có thể kể đến nguy hiểm nhất là tổn thương đến não bộ của trẻ, khiến trẻ bị tổn thương vĩnh viễn và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí