Trẻ sơ sinh hay vặn mình có đáng lo ngại không?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình có đáng lo ngại không là câu hỏi khiến nhiều người, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ lo lắng. Trong bài viết dưới đây, Wikimom sẽ lý giải tình trạng này.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
Trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại và chỉ là biểu hiện sinh lý ở trẻ. Trẻ mới ra đời, có thể chưa quen với môi trường mới, khác hoàn toàn khi còn trong bụng mẹ.
Các trường hợp trẻ vặn mình sinh lý:
- Môi trường ngủ của bé chưa đảm bảo: Đảm bảo con bạn được thoải mái cũng là chìa khóa giúp trẻ ngủ ngon và không bị vặn mình. Trẻ bị quấn quá chặt khiến bé khó chịu, hoặc trẻ quá nóng do thân nhiệt của trẻ luôn cao hơn người lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé vặn vẹo. Giải pháp: Một núm vú giả có thể giúp làm dịu chúng. Đảm bảo trẻ nằm ngửa trên một tấm nệm chắc chắn vì SIDS vẫn là mối nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh .
- Trẻ bị tác động bởi tiếng ồn hoặc căn phòng quá sáng cũng khiến các em bé hay vặn mình. Căn phòng nên để ánh sáng tối, mờ và yên tĩnh. Một số cha mẹ có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để làm át đi những âm thanh khác. Bạn cũng nên học cách nhận biết các tín hiệu buồn ngủ của bé để không khiến bé thức đến mức kiệt sức. Tất cả những điều này sẽ giúp bé nằm thoải mái trên giường và có thể giảm bớt tiếng rên rỉ hoặc trằn trọc.
- Trẻ bị đói: Trẻ sơ sinh cần thời gian để điều chỉnh cơn đói và chúng có thể cảm thấy đói vào ban đêm, điều này có thể khiến trẻ cử động nhiều hơn và phát ra những tiếng động lạ kèm theo hiện tượng vặn mình. Đây có thể là một vấn đề đặc biệt lớn nếu con bạn ngủ quên trước khi bú xong buổi tối . Sau đó, bé có thể cảm thấy khó chịu và kém ổn định hơn vì dạ dày trống rỗng. Phải mất một thời gian để nhịp sinh học của bé được điều chỉnh, nhưng việc đói thường khiến bé càu nhàu, vặn mình nhiều.
- Vặn mình có thể là biểu hiện của viêc trẻ đang rặn tiểu hoặc đi ị: Trẻ sơ sinh vẫn chưa biết cách điều chỉnh tất cả các cơ cần thiết để thải chất thải ra khỏi cơ thể và việc rên rỉ, vặn vẹo là những dấu hiệu cho thấy bé đang gặp khó khăn trong việc này. Bé đang sử dụng các cơ ở cơ hoành thay vì các cơ ở dạ dày và điều này gây áp lực lên thanh quản – dẫn đến tiếng càu nhàu.
- Ngoài ra, khi trẻ bị ướt tã, ướt quần áo cũng khiến bé cảm thấy không thoải mái và truyền tín hiệu đến cha mẹ bằng cách vặn mình.
Mặc dù đa số các trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình là bình thường, không có gì nguy hiểm nhưng cha mẹ không nên chủ quan nếu bé hay vặn mình kèm theo các dấu hiệu như quấy khóc, ọc sữa, ra nhiều mồ hôi vì đây có thể là trường hợp bé bị vặn mình bệnh lý.
Một số bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Trẻ bị trào ngược axit: Vì nằm ngửa nên trẻ sơ sinh đôi khi bị trào ngược axit vào ban đêm. Điều này xảy ra khi sữa từ dạ dày quay trở lại thực quản. Nó thường đi kèm với axit dạ dày và điều này có thể gây ra tiếng thở ồn ào và vặn vẹo vì nó khiến bé khó chịu.
Trẻ bị rối loạn thần kinh bẩm sinh: Biểu hiện là trẻ không kiểm soát được hành động của mình khiến tay chân hoạt động liên tục, bao gồm cả việc trẻ hay vặn mình.
Trẻ bị vàng da sơ sinh cũng tăng nguy cơ khiến bé vặn mình liên tục.
Một số trường hợp khác trẻ có thể bị các bệnh lý về đường tiêu hoá như táo bón, khiến trẻ vặn mình để đẩy phân ra ngoài.
Trẻ trằn trọc, khó ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm kèm theo vặn mình, có thể bé bị thiếu vitamin D, thiếu canxi…
Làm thế nào để trẻ hết vặn mình
Cha mẹ lưu ý, cần xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ hay vặn mình để tìm ra phương pháp và cách chữa trị phù hợp.
Với trẻ bị vặn mình bệnh lý, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp, không tự ý cho trẻ uống thuốc hay sử dụng các loại thuốc đông y, thảo dược không rõ nguồn gốc để tránh tai nạn có thể xảy ra. Bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết cho trẻ như vitamin D, canxi…
Với các trẻ bị vặn mình sinh lý, cha mẹ hãy chú ý:
- Tạo điều kiện thoải mái nhất cho trẻ có giấc ngủ tốt: tắt đèn, giữ yên tĩnh khi bé ngủ.
- Không mặc nhiều quần áo, quấn tã quá chặt cho bé
- Kiểm tra, thay bỉm/ tã lót thường xuyên cho bé
- Kiểm tra da bé thường xuyên xem có bị mẩn ngứa, côn trùng đốt hay không…
- Với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, mẹ nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn các chất dễ tiêu hoá. Bé bú sữa công thức, có thể lựa chọn sữa phù hợp với bé giúp bé phát triển tốt nhất
- Cho bé bú đúng cữ sữa, không để bé nhịn đói trước khi đi ngủ. Cũng không nên cho bé bú quá no
- Massage cho bé trước khi đi ngủ giúp bé ngủ ngon hơn