Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Tất cả những điều mẹ cần biết về cách hâm sữa mẹ cho con

Tất cả những điều mẹ cần biết về cách hâm sữa mẹ cho con

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Hâm nóng sữa mẹ là một trong những biện pháp để giúp đưa sữa mẹ trữ đông hay trữ lạnh về nhiệt độ thích hợp cho con sử dụng sau quá trình bảo quản. Vậy nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách để hâm nóng sữa mẹ, hay băn khoản về việc hâm sữa mẹ có bị mất chất không? Có được hâm sữa mẹ lại nhiều lần không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên cho các mẹ.

1. Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra như thế nào cho đúng?

Các chuyên gia y tế khuyên rằng các mẹ nên cho con bú trực tiếp để có thể tiếp nhận được nguồn sữa mẹ tốt nhất và quý giá nhất. Nhưng trong một vài trường hợp thì có thể mẹ sẽ không ở bên cạnh bé cả ngày để cho bé bú được. Vì thế nên các mẹ thường sẽ vắt sữa ra rồi để trữ trong tủ lạnh, và đem hâm sữa lại cho trẻ ăn đúng cữ.

Sữa mẹ sau khi được vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

  • Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian sử dụng tối đa là 72 giờ,
  • Nếu để trong ngăn đá thì thời gian tối đa là 3 tháng
  • Còn nếu để trong tủ động chuyên dụng thì thời hạn có thể sử dụng là trong vòng 6 tháng (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa nhưng vẫn có giá trị về dinh dưỡng).

Sau khi vắt sữa thì mẹ nên trữ vào bình sữa hoặc túi trữ sữa mẹ chuyên dụng, rồi ghi ngày giờ vắt và cất vào tủ lạnh, rồi hâm lại cho con sử dụng dần. Nhưng nên lưu ý là sau khi đã hâm nóng sữa mẹ thì chỉ nên sử dụng trong một lần ăn, sữa thừa thì nên bỏ đi.

Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra như thế nào cho đúng?
Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra như thế nào cho đúng?

2. Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách

2.1. Đối với cách hâm sữa thông thường

  • Nếu để sữa mẹ trữ trong ngăn mát tủ lạnh:

Mẹ nên đặt bình sữa lấy từ ngăn mát tủ lạnh vào một tô nước ấm đã chuẩn bị sẵn. Nên đảm bảo nhiệt độ của nước không quá nóng, để tránh làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Nhưng cũng không để nước quá nguội vì nó sẽ không đủ để làm tan và ấm sữa. Mức nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 37 độ C.

  • Nếu để sữa mẹ trữ trong ngăn đông tủ lạnh:

Tuyệt đối không được đem sữa mẹ từ ngăn đông tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ môi trường bình thường ngay, vì nó có thể làm cho sữa mẹ dễ bị nhiễm khuẩn và không an toàn cho con sử dụng.

Thay vào đó, mẹ nên đem túi sữa hoặc bình sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát và để rã đông dần trong khoảng từ 8 – 12 tiếng. Tới khi sữa đã chuyển sang dạng lỏng hoàn toàn thì lắc nhẹ để lớp sữa béo bên trên hòa quyện với lớp sữa trong bên dưới, rồi thực hiện rã đông sữa mẹ như cách để trữ trong ngăn mát ở trên.

Lưu ý: Tuyệt đối không nên đun sôi sữa mẹ trực tiếp trên bếp, vì nó sẽ làm hủy hoại các thành phần có lợi trong sữa mẹ. Nhất là các loại kháng thể và các loại vi chất khác có ích cho con.

Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách
Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách

2.2. Đối với cách hâm sữa bằng máy hâm sữa

Ngoài các cách thông thường như trên, thì mẹ có thể rã đông sữa trước rồi sử dụng máy hâm sữa để giúp cho quá trình hâm sữa mẹ được nhanh hơn. Cách làm này sẽ được hỗ trợ bởi máy hâm sữa hiện đại, nên sẽ giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian, và cũng an toàn hơn cho con khi sử dụng.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, khi sử dụng máy hâm sữa thì sẽ giúp bảo toàn được các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ tốt hơn là cách hâm nóng bằng lò vi sóng, hay ngâm nước sôi. Hơn nữa, với máy hâm sữa thì mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được nhiệt độ và thời gian để chất lượng sữa không bị hao hụt sau khi hâm nóng.

3. Một số sai lầm khi hâm sữa mẹ mà các mẹ nên tránh

3.1. Hâm sữa mẹ bằng nước có nhiệt độ quá nóng

Việc cho sữa mẹ trữ đông vào nước đun sôi ở nhiệt độ cao để hâm nóng là không nên, bởi nó sẽ làm cho các vitamin và một số thành phần dinh dưỡng khác có trong sữa mẹ bị bay hơi và mất chất do nhiệt độ quá nóng.

Và nên lưu ý rằng, kể cả là sữa mẹ trữ đông hay sữa công thức thì cũng không nên làm theo cách này. Mà tốt nhất là chỉ nên dùng nước ở nhiệt độ khoảng 40 độ C để hâm nóng sữa cho con sử dụng.

Hâm sữa mẹ bằng nước có nhiệt độ quá nóng
Hâm sữa mẹ bằng nước có nhiệt độ quá nóng

3.2. Hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng

Nhiều mẹ muốn sữa rã đông nhanh nên lựa chọn cách hâm nóng bằng lò vi sóng. Tuy nhiên cách làm này là hoàn toan sai lầm, bởi nó có thể khiến cho sữa bị nóng già nhanh chóng làm phá huỷ các vitamin cũng như các kháng thể thiết yếu có trong sữa, khiến cho sữa mẹ bị mất đi các dinh dưỡng quý báu. Ngoài ra, lò vi sóng cũng chỉ có thể làm nóng vỏ ở bên ngoài, chứ không thể hâm nóng sữa mẹ đồng đều được.

3.3. Để sữa mẹ trong máy hâm sữa quá lâu

Máy hâm sữa là một thiết bị rất tiện lợi và an toàn để giúp các mẹ có thể hâm nóng sữa mẹ trữ đông lại cho con căn. Tuy nhiên, nhiều mẹ trẻ lại khá chủ quan khi sử dụng máy hâm sữa mà để sữa mẹ ở trong máy quá lâu. Khiến cho sữa không những bị mất đi chất dinh dưỡng, mà còn kém an toàn khi cho con sử dụng. Bởi thời gian bảo quản tối đa khi để sữa trong máy hâm sữa chỉ tối đa là 1 tiếng đồng hồ mà thôi.

3.4. Hâm nóng lại sữa mẹ đã sử dụng rồi

Sau khi đã hâm nóng sữa mẹ rồi thì lượng sữa đó chỉ được sử dụng trong vòng tối đa là 1 giờ đồng hồ. Nếu con không sử dụng hết thì mẹ nên bỏ đi, tuyệt đối không giữ lại bảo quản và hâm nóng tiếp để cho con sử dụng. Vì nó vừa mất hết chất cũng vừa không an toàn cho con.

Có rất nhiều cách để hâm sữa mẹ sau khi đã trữ đông, nhưng các mẹ nên lựa chọn những biện pháp an toàn nhất để đảm bảo dưỡng chất cho trong sữa cũng như độ an toàn cho con khi sử dụng.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí