Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân trẻ mắc tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân trẻ mắc tay chân miệng

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Bệnh tay chân miệng trẻ em là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Do đó, việc hiểu biết những thông tin cần thiết về bệnh là vô cùng quan trọng đối với các bậc cha mẹ để có xử trí kịp thời nếu không may trẻ bị nhiễm bệnh.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (Hand Foot Mouth Disease – HFMD) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do virus đường ruột gây ra và có thể phát triển thành dịch tay chân miệng. Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng các phỏng nước xuất hiện ở vùng niêm mạc miệng, các lòng bàn chân, bàn tay, hay vùng mông, đầu gối của trẻ.

benh-tay-chan-mieng-la-gi-
Bệnh tay chân miệng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp biến chứng nặng thường do virus EV71

Con đường lây nhiễm bệnh chân tay miệng chủ yếu là qua đường tiêu hoá như: nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các môi trường sinh hoạt tập thể như: trẻ đi học tại mẫu giáo, nhà trẻ, hay các khu vui chơi tập trung mà trẻ tham gia sẽ là các yếu tố nguy cơ khiến bệnh lây truyền, và dễ bùng phát lên thành các ổ dịch.

Dịch tay chân miệng có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, hằng năm, bệnh có xu hướng tăng cao vào tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp biến chứng nặng thường do virus EV71 gây nên. Các biến chứng này bao gồm:

  • Biến chứng về não bộ như: Viêm não, viêm não tủy, viêm thân não, viêm màng não. Biểu hiện cụ thể như: giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, yếu liệt chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê,…
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: Tăng huyết áp, suy tim, viêm cơ tim, phù phổi cấp, trụy mạch và có thể tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.

Dựa vào các mức độ tổn thương do bệnh tay chân miệng gây ra mà bệnh  sẽ được chia làm 4 cấp độ:

  • Bệnh tay chân miệng độ 1: Bệnh diễn ra ở mức độ nhẹ, có thể chữa khỏi được hoàn toàn nhờ chăm sóc và điều trị tại nhà.
  • Bệnh tay chân miệng độ 2: Bệnh bắt đầu gây ra những tổn thương nặng hơn với các triệu chứng liên quan đến thần kinh, tim mạch.
  • Bệnh tay chân miệng độ 3: Bệnh gây ra các biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch. 
  • Tay chân miệng độ 4: Người bệnh xuất hiện triệu chứng sốc 

Phần lớn các trường hợp mắc tay chân miệng được phát hiện và điều trị sớm từ khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, cấp độ 1 hoặc 2. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, nếu không điều trị tay chân miệng đúng cách, bệnh chuyển biến sang cấp độ 3 và gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Một số biến chứng do bệnh tay chân miệng gây ra gồm: viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não, phù phổi,… thậm chí còn dẫn đến tử vong.

2. Bệnh tay chân miệng là gì: Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng

benh-tay-chan-mieng-la-gi
Bệnh tay chân miệng lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus do người bệnh phán tán ra ngoài không khí

Virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71) là 2 chủng virus gây bệnh tay chân miệng thường gặp. Trong đó, EV71 ít phổ biến hơn, nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều do chủng virus này gây ra. Những người mắc bệnh do chủng virus này gây nên thường có diễn biến nhanh chóng và gặp nhiều biến chứng nặng nề hơn.

Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus do người bệnh phán tán ra ngoài không khí khi người bệnh nói chuyện hay ho, hắt hơi. Do đó, bệnh thường lây lan mạnh ở những nơi đông người tập trung như: nhà trẻ, trường học… Ngoài ra, nguyên nhân bị lây nhiễm virus gây bệnh còn do việc tiếp xúc với dịch tiết từ các bọng nước, nước bọt, chất nôn, hay phân của trẻ. Đặc biệt, các chủng virus tay chân miệng có thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, trên các vật dụng hằng ngày, chúng có thể sống đến 4 tuần. và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ C trong khoảng 15 phút. Do đó, bệnh tay chân miệng vẫn có thể được lây lan khi tiếp xúc với các mặt phẳng, đồ vật có chứa virus như: đồ ăn, đồ uống, mặt bàn, đồ chơi, bàn, ghế, tay nắm cửa…

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng có thể tái nhiễm lại nhiều lần bởi bệnh còn do một số chủng virus khác sự xâm nhập gây ra như: Coxsackie A4-A7, A9, A10 hay Coxsackie B1-B3, B5.

3. Đối tượng nào dễ mắc tay chân miệng? Thời điểm bùng phát bệnh khi nào?

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, ở trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng với tỷ lệ thấp hơn.

Ở các vùng ôn đới, bệnh tay chân miệng thường xảy ra nhiều nhất vào mùa hè và đầu mùa thu. Còn bệnh có thể xảy ra quanh năm tại những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới. Trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc và lây bệnh cao hơn nếu thường xuyên đến chơi tại những nơi công cộng.

benh-tay-chan-mieng-la-gi
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

4. Bệnh tay chân miệng là gì: Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện?

Nếu trẻ mắc tay chân miệng có những dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để kịp thời điều trị, tránh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm:

  • Sốt cao, sốt liên tục trên 39 độ, không thuyên giảm
  • Giật mình, hốt hoảng, thất thần
  • Run chi, yếu chi
  • Trẻ đi đứng loạng choạng
  • Trẻ đảo mắt bất thường
  • Nôn ói nhiều
  • Trẻ quấy khóc nhiều, dỗ không nín
  • Co giật
  • Thở mệt
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí