Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Bệnh tay chân miệng trẻ em – Cách điều trị cha mẹ nên biết!

Bệnh tay chân miệng trẻ em – Cách điều trị cha mẹ nên biết!

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bệnh có dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, và nổi bọng nước ở tay, chân, miệng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tay chân miệng đúng cách, sẽ giúp hạn chế các tổn thương và hệ lụy nghiêm trọng do bệnh gây ra.

Bệnh tay chân miệng chẩn đoán như thế nào?

benh-tay-chan-mieng-tre-em-cach-dieu-tri
Chẩn đoán bệnh chân tay miệng dựa trên các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng như phát ban trên da dạng phỏng nước

Chẩn đoán bệnh chân tay miệng dựa trên các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể:

  • Triệu chứng lâm sàng: Khởi phát trong vòng 1 – 2 ngày với các triệu chứng như: sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy, mệt mỏi
  • Giai đoạn toàn phát: diễn ra trong vòng 3-10 ngày với các dấu hiệu điển hình như:

-Loét miệng: Trẻ xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, trẻ bị đau miệng dẫn đến việc bỏ ăn, bỏ bú, trẻ quấy khóc, tăng tiết nước bọt

-Phát ban trên da dạng phỏng nước: Vị trí xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và tồn tại khoảng 1 tuần, sau đó sẽ để lại vết thâm, rất hiếm khi bị loét hay bội nhiễm.

-Biểu hiện toàn thân như: Sốt nhẹ, nôn, nếu trẻ sốt cao cần chú ý các biến chứng có thể xảy ra.

  • Giai đoạn lui bệnh: Kéo dài khoảng 3-5 ngày sau, nếu không có biến chứng, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn.
  • Giai đoạn chẩn đoán bệnh cận lâm sàng: Để chẩn đoán bệnh tay chân miệng chính xác, cần thực hiện xét nghiệm RT- PCR hoặc xét nghiệm phân lập virus để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị cần biết

Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em, bởi bệnh do virus gây ra. Theo đó, đối với những trường hợp nặng, phương pháp điều trị bệnh chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng kết hợp với các liệu pháp điều trị tích cực, giúp duy trì chức năng sống, đặc biệt khi có suy tuần hoàn, suy hô hấp:

  • Hạ nhiệt(hạ sốt): Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ sốt paracetamol
  • Bù đủ nước và điện giải: Nên cho trẻ uống dung dịch điện giải oresol hay hydrite;
  • Đối với trẻ bị sốt và loét miệng, cần bổ sung thêm vitamin C, kẽm…;
  • Điều trị chứng loét miệng, loét họng: Dùng  dung dịch glycerin borat để lau sạch miệng cho trẻ trước và sau ăn. Hoặc sử dụng các loại gel rơ miệng có công dụng sát khuẩn, giảm đau, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn, đồng thời giúp giải quyết tình trạng biếng ăn;
  • Khi phát hiện dấu hiệu não – màng não: Cần sử dụng thuốc chống co giật và đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị chuyên sâu.
benh-tay-chan-mieng-tre-em-cach-dieu-tri
Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em, bởi bệnh do virus gây ra. Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng

Mặt khác, các cha mẹ cũng nên theo dõi kỹ trẻ mắc bệnh tay chân miệng để nhận biết được những dấu hiệu nguy cơ cao như: sốt cao, li bì, nôn ói… để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Bên cạnh đó, khi bé bắt đầu hồi phục, cha mẹ vẫn cần theo dõi kỹ các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 – 2 ngày hoặc sau 1 tuần. Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng hơn hoặc có những biểu hiện bất thường, cần đưa trẻ tới viện ngay.

Cần tái khám cho trẻ ngay khi thấy các dấu hiệu như:

  • Sốt cao ≥ 390C.
  • Thở nhanh, khó thở, mệt lả
  • Giật mình, khó ngủ, quấy khóc
  • Nôn nhiều
  • Đi loạng choạng
  • Da tái, nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh
  • Co giật, hôn mê

Nếu trẻ có diễn tiến bệnh nặng cần phải được điều trị chuyên sâu, khoa hồi sức tích cực theo đúng chỉ định. 

Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị: Cần lưu ý những gì

Việc chăm sóc, cũng như hỗ trợ điều trị kịp thời, và đúng cách trẻ bị tay chân miệng sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giúp kết quả điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với trẻ bị tay chân miệng độ 1, 2 với các biểu hiện nhẹ, nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và điều trị tại nhà theo đúng chỉ định của bác sĩ, trẻ có thể sẽ khỏi bệnh nhanh. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý theo dõi các triệu chứng của trẻ và đưa bé đến bệnh viện để tái khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các biến chứng nếu có.

Đối với trẻ bị tay chân miệng độ 1, 2 với các biểu hiện nhẹ, nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và điều trị tại nhà theo đúng chỉ định của bác sĩ, trẻ có thể sẽ khỏi bệnh nhanh

Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cách ly trẻ mắc bệnh: Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên thông báo với nhà trường nơi trẻ học tập và cho trẻ tạm thời nghỉ học trong khoảng 10 – 14 ngày. Đồng thời, cha mẹ cần phải cách ly trẻ với các bé khác và người thân trong nhà. Trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cần đeo khẩu trang và sát khuẩn thường xuyên.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp: Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau họng và khó chịu khi nuốt. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn cho trẻ những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ ăn đủ no và đủ chất, không nên ép buộc trẻ ăn. Ngoài ra,cha  mẹ nên tránh cho trẻ ngậm các đồ vật sắc bén vì chúng có thể gây tổn thương miệng của trẻ, khiến tình trạng bệnh diễn ra dai dẳng, lâu khỏi hơn.
  • Mặt khác, nếu cho trẻ ăn thức ăn quá nóng, hoặc chua cay quá sẽ khiến trẻ cảm thấy đau, rát và khó chịu hơn nên cha mẹ cũng nên lưu ý không cho trẻ ăn những món ăn này.
  • Bên cạnh đó, trẻ bị tay chân miệng cần bổ sung đủ nước, ăn đủ chất và không nên kiêng cữ cho trẻ quá nhiều.
  • Giữ vệ sinh: Để bệnh nhanh khỏi, việc giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống xung quanh và các vật dụng sinh hoạt của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên tắm cho trẻ trong phòng kín gió bằng nước ấm với xà phòng sát khuẩn. Đồng thời nên xử lý phân, rác thải và vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ đúng cách.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Trẻ sốt cao kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng, nhưng nếu không có sự đồng ý của bác sĩ, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc cho trẻ uống. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc, tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, tình trạng hay mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp, an toàn cho trẻ nhất.
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí