Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Bí kíp để rã đông sữa mẹ đúng cách mà các mẹ không nên bỏ qua

Bí kíp để rã đông sữa mẹ đúng cách mà các mẹ không nên bỏ qua

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt hay hút ra thì việc trữ đông trong tủ lạnh là điều cần thiết. Nhưng làm thế nào để rã đông sữa mẹ sau khi đông lạnh thì không phải mẹ nào cũng áp dụng đúng cách. Trong bài viết dưới đây, Wikimom sẽ bật mí cho các mẹ cách để rã đông sữa mẹ chuẩn nhất. Hãy theo dõi ngay nhé!

1. Hướng dẫn rã đông sữa mẹ đúng cách

1.1. Đối với sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh:

  • Trước khi cho con sử dụng sữa trữ đông 1 ngày, thì mẹ nên cho sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát để rã đông từ từ, nhưng vẫn giữ nhiệt độ của tủ lạnh. Hoặc mẹ có thể rã đông sữa đông lạnh trong một chậu nước đá lạnh.
  • Khi sữa đông lạnh đã chuyển hoàn toàn sang dạng lỏng, thì mẹ chỉ cần lắc nhẹ rồi thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để cho con ăn.
Hướng dẫn rã đông sữa mẹ đúng cách
Hướng dẫn rã đông sữa mẹ đúng cách

Lưu ý: Khi mẹ rã đông bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát, thì sữa sẽ có một lớp váng mỏng nổi lên trên mặt bình. Đó chính là chất béo có trong sữa mẹ, nên trước khi cho con ăn thì chỉ cần lắc nhẹ để lượng chất béo đó hoà tan vào trong nước sữa là được.

Tuy nhiên, nếu sữa có hiện tượng kết tủa thành lớp màu trắng đục thì có thể là nó đã hỏng và không còn sử dụng được nữa, mẹ nên bỏ túi sữa đó đi để đảm bảo an toàn cho đường tiêu hoá của con.

1.2. Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:

  • Trước khi cho trẻ sử dụng sữa cất trữ trong ngăn mát tủ lạnh, thì mẹ nên lấy sữa từ ngăn mát ra và ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C cho tới khi đạt được nhiệt độ phù hợp để cho con ăn.
  • Tuy nhiên, mẹ không nên ngâm sữa vào trong nước quá nóng, vì như vậy thì sẽ làm mất đi vitamin và các khoáng chất có trong sữa mẹ.
  • Sữa mẹ sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì tốt nhất là không nên cấp đông lại để cho con sử dụng tiếp. Do vậy, mẹ chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa ăn mỗi cữ để cho con sử dụng.

2. Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ để an toàn cho con sử dụng

2.1. Nên tuân thủ theo nguyên tắc vào trước thì ra trước (first in, first out)

Mẹ nên rã đông ưu tiên rã đông những bình trước có thời gian vắt xa nhất trước, rồi mới rã đông dần các bình sữa có thời gian gần hơn. Bởi sữa mẹ nếu để quá lâu thì chất lượng sẽ giảm xuống và dễ bị hỏng.

Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ để an toàn cho con sử dụng
Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ để an toàn cho con sử dụng

2.2. Các mẹ không nên làm tan sữa đông lạnh ở nhiệt độ phòng

Nếu như rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng thì sẽ có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao. Vì thế, mẹ chỉ nên để rã đông sữa đông lạnh ở ngăn mát của tủ lạnh hoặc trong một chậu nước đá.

2.3. Không nên rã đông sữa mẹ bằng cách đun sữa hoặc bằng lò vi sóng

Sử dụng sóng microwave, sóng điện từ hay mức nhiệt độ quá cao để rã đông sữa mẹ sẽ làm phá huỷ đi các vitamin và những kháng thể thiết yếu có trong sữa. Điều này sẽ khiến cho sữa mẹ mất đi một phần chất đạm, cũng như các dinh dưỡng quý giá khác cho con. Hơn nữa, việc đun lại sữa thì mẹ sẽ không kiểm soát được nhiệt độ, vì thế nên nó có thể làm bỏng con khi sử dụng sữa.

2.4. Không lắc mạnh bình sữa rã đông hay đột ngột thay đổi nhiệt độ

Khi lắc mạnh bình sữa trữ động hay thay đổi nhiệt độ đột ngột rã đông sữa, cũng có thể làm cho sữa mẹ bị mất đi tính năng của các kháng thể và protein giúp bảo vệ cơ thể bé, từ đó sẽ làm mất đi một phần dinh dưỡng có trong nguồn sữa mẹ.

2.5. Sau khi rã đông và hâm nóng sữa mẹ thì chỉ để ở nhiệt độ phòng trong tối đa 4 tiếng hoặc trong tủ lạnh tối đa là 24 tiếng.

Nếu sữa mẹ đã được rã đông và hâm nóng mà con không sử dụng hết trong vòng 24h nếu để tủ lạnh, hoặc trong vòng 4 giờ ở nhiệt độ phòng thì mẹ nên bỏ lượng sữa thừa đi. Tuyệt đối không pha sữa đã rã đông dư thừa với sữa mới vắt để côn sử dụng trong lần tiếp theo.

Sau khi rã đông và hâm nóng sữa mẹ thì chỉ để ở nhiệt độ phòng trong tối đa 4 tiếng hoặc trong tủ lạnh tối đa là 24 tiếng.
Sau khi rã đông và hâm nóng sữa mẹ thì chỉ để ở nhiệt độ phòng trong tối đa 4 tiếng hoặc trong tủ lạnh tối đa là 24 tiếng.

2.6. Hương vị sữa mẹ sau khi rã đông có thể sẽ thay đổi

Đôi khi sữa mẹ sau khi rã đông thì sẽ có mùi vị hơi khó chịu cho con. Có thể mùi vị đó là do enzyme lipase tự nhiên đã phá vỡ các chất béo có trong sữa mẹ trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên thì lượng sữa đó vẫn an toàn để con sử dụng.

Nếu với các bé nhạy cảm hơn thì có thể sẽ không uống vì không thích mùi vị đó. Nhưng nếu trong trường hợp không còn sữa mẹ dự trữ và con bắt buộc phải sử dụng lượng sữa đó, thì có thể đun sữa nóng cho tới khi nó xuất hiện các bong bóng nhỏ thì tắt bếp, và tuyệt đối không đun sôi sữa mẹ đã rã đông.

Rã đông sữa mẹ tưởng chừng là rất dễ dàng, nhưng nếu các mẹ không thực hiện đúng cách thì nó có thể khiến cho con bị đi ngoài mà cũng không có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Wikimom sẽ giúp các mẹ biết được cách để rã đông sữa mẹ chuẩn nhất, từ đó có thể cung cấp một nguồn sữa mẹ với dinh dưỡng dồi dào, an toàn và đảm bảo nhất cho con.

Bên cạnh đó, nếu các mẹ cần mua phễu hút sữa mềm mại, không gây đau rát để thay thế cho các mẫu phễu nhựa cứng của máy hút sữa, thì hãy tham khảo ngay mẫu phễu hút sữa silicon MiniPum – Dòng sản phẩm được làm từ chất liệu silicon cao cấp nên rất mềm mại, giúp cho mẹ luôn cảm thấy thoải mái trong quá trình hút sữa. Hơn nữa, các mẹ có thể yên tâm tiệt trùng phễu hàng ngày bằng máy tiệt trùng hoặc bằng nước sôi, mà không lo phễu bị biến dạng và vẫn đảm bảo an toàn, vệ sinh cho con khi sử dụng sữa.

Mẹ có thể xem thêm thông tin chi tiết về dòng sản phẩm và nhận tư vấn miễn phí tại đây.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí