Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng và cách chăm sóc

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng và cách chăm sóc

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng rất khó. Bạn có thể chỉ cần nhìn vào con mình là có thể biết bé có bị nghẹt mũi hay thậm chí là sốt hay không. Nhưng có thể khó phát hiện ra tình trạng viêm họng hơn, đặc biệt là khi em bé hoặc trẻ nhỏ của bạn không thể mô tả cảm giác của mình. Vì thế, nhiều cha mẹ lần đầu nuôi con sẽ bị lúng túng trong các trường hợp như thế này, hãy cùng tìm hiểu với Wikimom.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm họng?

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những thay đổi môi trường sống. Và trẻ còn đang quá nhỏ, hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu khiến các vi rút, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, viêm họng là một trong số các biểu hiện của một số căn bệnh tiềm ẩn dưới đây.

tre-so-sinh-bi-viem-hong

Trẻ sơ sinh thường quấy khóc khi viêm họng.

  • Cảm lạnh: Cảm lạnh là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm, ngứa họng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh việc viêm họng, trẻ sẽ có đồng thời các biểu hiện như sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ho và sốt.
  • Bệnh cúm: Giống như cảm lạnh thông thường, cúm là một bệnh hô hấp do vi rút khác có thể gây viêm họng. Tuy nhiên nó có các triệu chứng điển hình, khác biệt so với cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng cúm có xu hướng dữ dội hơn, gây sốt, ớn lạnh, ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và đôi khi buồn nôn hoặc nôn.
  • COVID-19: Viêm họng cũng là một triệu chứng có thể đi kèm khi con bạn mắc COVID-19. Con bạn cũng có thể bị sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu, nghẹt mũi, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu nghi ngờ bé bị COVID-19, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và được sự tư vấn của bác sĩ để tránh nguy cơ nguy hiểm khác xảy ra.
  • Bệnh tay chân miệng: Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus khác thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè và mùa thu. Một trong những dấu hiệu đặc trưng là đau miệng và cổ họng, nguyên nhân là do hình thành các mụn nước hoặc vết loét nhỏ khiến bạn khó nuốt. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm sốt, nổi mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ (đặc biệt là ở tay, chân, mông và quanh miệng) và sốt.
  • Dị ứng: Dị ứng theo mùa rất hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi nhưng không phải là không có. Do vậy chúng ta không thể loại trừ trẻ sơ sinh bị dị dứng do một số tác nhân phổ biến như  lông thú cưng, nấm mốc, bụi, cỏ và phấn hoa. Dị ứng có thể gây chảy nước mũi và chảy nước mũi sau, có thể dẫn đến viêm họng. Ngứa mắt, hắt hơi và nghẹt mũi là những thủ phạm gây dị ứng phổ biến khác.
tre-so-sinh-bi-viem-hong

Trẻ bị tay chân miệng cũng có biểu hiện viêm họng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang bị đau họng bao gồm:

  • Trẻ bỏ bú, bú ít hơn thông thường
  • Trẻ quấy khóc hoặc có vẻ đau khi nuốt.
  • Các tuyến ở hai bên cổ bị sưng lên.
  • Cổ họng bị đỏ hoặc sưng tấy.
  • Xuất hiện những đốm trắng trên cổ họng hoặc amidan 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng

Hãy chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau họng đúng cách để cải thiện tình trạng, giúp bé chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn.

  • Nếu xác định bé bị đau họng do cảm lạnh thông thường, hãy giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là các vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, thóp, lưng, bụng và ngực. Nhiều người có xu hướng giữ ấm đầu cho trẻ nhưng cha mẹ hãy lưu ý, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt nhưng cũng là nơi giải phóng nhiệt. 
  • Chạy máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng của trẻ điều này có thể làm giảm khô cổ họng, giúp bé đỡ bị đau hơn.
tre-so-sinh-bi-viem-hong

Hút mũi cho bé cũng khiến tình trạng viêm họng thuyên giảm.

  • Dùng nước muối nhỏ mũi để làm tan chất nhầy. Sau đó hút nó ra bằng dụng cụ hút mũi để giữ cho chất nhầy không gây kích ứng thành sau cổ họng.
  • Tích cực cho bé bú mẹ vì sữa mẹ có chứa nhiều đề kháng tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh
  • Bên cạnh đó, hãy giữ gìn vệ sinh môi trường phòng ngủ của bé sạch sẽ, không nên bật điều hòa quá lạnh, khi đó mũi và họng của bé dễ bị khô và sinh ra đau tức, khó chịu.
  • Không nên để bé bị chênh lệch nhiệt độ quá lớn, khi ngủ không để điều hòa, quạt hắt thẳng vào đầu và mặt của trẻ.
  • Lưu ý: Trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ vẫn nên tắm cho bé bình thường bằng nước ấm để đảm bảo vệ sinh. Sau khi tắm xong cần lau khô ráo và mặc quần áo cho bé nhanh chóng để tránh lạnh xâm nhập.

Khi nào cần cho trẻ sơ sinh bị viêm họng gặp bác sĩ?

Cha mẹ hãy lưu ý, do trẻ sơ sinh chưa biết thông báo, thể hiện cảm giác đau đớn của mình nên hãy theo dõi sát sao tình trạng của bé. Nếu các hiện tượng viêm họng kéo dài không dứt đi kèm với sốt cao, sốt li bì, co giật, hôn mê… hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị cho bé.

Không nên coi thường những biểu hiện dù là nhỏ nhất để đảm bảo con bạn luôn khỏe mạnh và nhanh chóng hồi phục. 

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí