Cải thiện tình trạng kém hấp thụ chậm tăng cân ở trẻ trong 3 năm đầu đời
Bé ăn nhiều mà không tăng cân, đây chính là tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân làm cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Để cải thiện tình trạng kém hấp thu chậm tăng cân ở trẻ trong 3 năm đầu đời cha mẹ cần hiểu rõ các nguyên nhân để đưa ra các biện pháp tốt nhất cho trẻ.
Tình trạng kém hấp thu chậm tăng cân ở trẻ
- Khi cha mẹ cho các con ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ tự động hấp thu các chất dinh dưỡng và vitamin từ chúng. Tuy nhiên, ở những trẻ kém hấp thu các chất dinh dưỡng thì có ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa của trẻ cũng không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Đây là một vấn đề tiêu hóa dễ dàng gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt sẽ rất dễ gặp ở các bé sơ sinh bởi bé còn kém hấp thu chất dưỡng, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng bổ trợ sự phát triển của cơ thể.
Nguyên nhân bé kém hấp thu chậm tăng cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé kém hấp thu chậm tăng cân ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân bé hay gặp nhất:
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng
Bé kém hấp thu chậm tăng cân một phần có thể do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, chưa hợp lý bao gồm:
- Cho bé ăn dặm quá sớm
- Cha mẹ chưa tập cho bé làm quen từ từ về việc ăn dặm một loại thức ăn mới. Đặc biệt là các thực phẩm có tính dị nguyên như lòng trắng trứng hay các loại hải sản.
- Chế độ ăn uống không có sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, như món ăn quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân
Rối loạn khuẩn đường ruột
- Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi thất thường, tình trạng này hay gặp ở trẻ đã hoặc đang sử dụng các loại kháng sinh, các thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài thì được xem như một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém hấp thụ chậm tăng cân
Thiếu các men tiêu hóa
Enzyme hay các men tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa các loại thức ăn. Nhiệm vụ của các enzyme là chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, thiếu hụt men tiêu hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp làm trẻ hấp thụ thức ăn kém.
>> Xem thêm
Do bé có một số bệnh lý
- Một số bệnh lý liên quan đến tuyến tụy, gan hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, … các bệnh lý đều có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Một số giải pháp cải thiện tình trạng kém hấp thu chậm tăng cân ở trẻ
Đưa ra thực đơn đa dạng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng
- Cha mẹ cần đưa ra các thực đơn đa dạng và phong phú để kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Đồng thời phải cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và sự phát triển ở trẻ.
- Đồng thời cha mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, giúp trẻ có một đường tiêu hóa khỏe mạnh.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
- Để tránh việc dồn ép trẻ ăn, cha mẹ có thể chia nhỏ thành các bữa trong ngày, cho trẻ ăn nhiều thành các bữa phụ.
- Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bé không còn cảm giác phải ăn nhiều, không thấy ngán mà vẫn đảm bảo được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Khuyến khích trẻ tập thể dục và vận động cơ thể
- Trẻ vận động, chạy nhảy nhiều sẽ khiến nhu động đường ruột của bé kích thích, tiêu hóa tốt hơn, giải phóng năng lượng thừa trong cơ thể.
Đảm bảo giấc ngủ đủ
- Giấc ngủ đủ giúp trẻ tăng cân một cách tốt hơn. Hãy đảm bảo trẻ có được giấc ngủ đủ và đều đặn hàng đêm.
Tăng cường lượng calo
- Nếu trẻ không tăng cân đủ, bạn có thể cần tăng cường lượng calo trong khẩu phần ăn.
- Cung cấp thêm thức ăn có nhiều calo như đậu phộng, bơ, dầu ô liu, quả sầu riêng, hay thậm chí sử dụng các bổ sung calo bằng hướng dẫn của bác sĩ.
>> Xem thêm
Kiểm tra sức khỏe tổng quát
- Nếu trẻ vẫn tiếp tục có tình trạng kém thể trạng, hấp thụ kém, hoặc tăng cân chậm, hãy đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tổng quát bởi một bác sĩ chuyên khoa trẻ em để xem xét có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ.
Những thông tin chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong quá trình chăm bé giúp bé không gặp phải tình trạng kém hấp thu chậm tăng. Chúc các bé yêu luôn phát triển vui vẻ và khoẻ mạnh!