Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài – Những điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài – Những điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Trẻ sơ sinh đang bú mẹ bị đi ngoài hay tiêu chảy không phải là một hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có trường hợp nhiều bố mẹ có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Vậy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài là gì? Có những điều gì cha mẹ cần phải lưu ý hay không?

Thông thường phân của các trẻ sơ sinh đang bú mẹ thường có dạng sệt và khá lỏng. Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài thì sẽ có những dấu hiệu cảnh báo như sau:

  • Trẻ bị đi ngoài nhiều lần, số lần đi nhiều hơn so với mức bình thường.
  • Phân lỏng, tóe nước, hay có bọt
  • Thay đổi màu sắc.
  • Có nhầy hoặc máu.
  • Có mùi thối.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nguyên nhân do đâu

dau-hieu-tre-so-sinh-bi-di-ngoai
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân gây đi ngoài ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất:

1. Nhiễm trùng đường ruột:

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột là do các virus, vi khuẩn, hay ký sinh trùng,… xâm nhập vào đường ruột của bé. Nguyên nhân chính gây nên vấn đề này là do người chăm sóc trẻ không rửa tay sạch sẽ, hoặc quá trình bảo quản sữa của trẻ không đúng cách hay do các dụng cụ cho bé ăn không được vệ sinh kỹ càng. 

Khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột sẽ có các biểu hiện như: sốt, bú kém, nôn trớ sữa nhiều hoặc đi đại tiện trong phân có nhầy máu… Nếu thấy trẻ đi ngoài kèm theo các dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn khám và điều trị.

2. Nguyên nhân do thức ăn:

Thành phần của sữa công thức: Do hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn hoạt động yếu. Do đó, trẻ có thể bị tiêu chảy khi uống phải sữa công thức có thành phần khó tiêu, hoặc pha sữa không đúng. Ngoài ra, khi mẹ thay đổi sữa, trẻ sẽ cần một thời gian để làm quen với nó. Trong giai đoạn này, trẻ cũng có thể bị đi ngoài, tiêu chảy.

Do các vấn đề như dị ứng đạm sữa bò, kém dung nạp lactose hoặc kém dung nạp sữa… đều có thể khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, dễ bị kích ứng, nên bé dễ bị tiêu lỏng khi mẹ thay đổi chế độ ăn trong thời gian cho con bú. Ví dụ: mẹ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn cay nóng,… thì bé dễ bị tiêu lỏng.

3. Tiêu chảy rối loạn chức năng:

Các tác dụng phụ của thuốc: Trong quá trình trẻ sơ sinh điều trị bệnh, một số loại thuốc được chỉ định sử dụng như: thuốc kháng sinh, hoặc thuốc điều trị nhiễm ký sinh trùng,… có khả năng gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Ảnh hưởng của việc đi ngoài, tiêu chảy đối với sức khỏe trẻ sơ sinh

dau-hieu-tre-so-sinh-bi-di-ngoai
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần khiến cho cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng bị mất nước và các chất điện giải

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần khiến cho cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng bị mất nước và các chất điện giải. Do đó, cần theo dõi, quan sát kỹ tình trạng của trẻ để biết được các dấu hiệu mất nước, cụ thể:

  • Mắt trũng, khóc không ra nước mắt
  • Ít tã ướt hơn bình thường
  • Ít hoạt động hơn bình thường, thờ ơ
  • Kích thích
  • Môi khô
  • Da bị khô, hoặc nếu véo nhẹ vào bụng trẻ sẽ thấy các nếp gấp da bụng không trở lại được hình dạng bình thường 

Cách điều trị tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nếu bị đi ngoài nhiều lần tại nhà nên được đưa đến bệnh viện sớm để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị. Việc tự ý điều trị đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng các mẹo dân gian tại nhà có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài do nhiễm vi khuẩn, hay nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống ký sinh trùng phù hợp để điều trị cho trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện mất nước, trẻ cần nhập viện để điều trị.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đi ngoài

dau-hieu-tre-so-sinh-bi-di-ngoai
Cha mẹ nên sử dụng kem bôi vùng mặc tã cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ
  • Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đi ngoài là bù nước cho trẻ, ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra. Cha mẹ nên tăng thêm cữ bú cho trẻ, và có thể chia nhỏ thành nhiều cữ bú cho trẻ để giúp bù lại lượng nước, điện giải và năng lượng đã mất.
  • Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ bị đi ngoài, có thể mẹ nên cân chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài việc cân bằng các dưỡng chất, cha mẹ cũng nên loại bỏ tất cả các loại thực phẩm có khả năng gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ như: thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ,…
  • Trẻ sơ sinh bị đi ngoài do virus hay vi khuẩn có khả năng lây lan cao. Chính vì thế, cha mẹ nên rửa tay, vệ sinh tay sạch sẽ, cẩn thận trong quá trình chăm sóc cho trẻ, đặc biệt là sau khi thay tã cho trẻ. Bên cạnh đó, vị trí trẻ thường nằm và vị trí để thay tã cho trẻ nên được thường xuyên khử trùng và đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ.
  • Lưu ý, trẻ đi ngoài nhiều khiến nguy cơ bị hăm tã của trẻ cao hơn. Cha mẹ nên chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ. Đồng thời, đảm bảo mông trẻ được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng. Cha mẹ nên làm sạch mông trẻ bằng nước sạch, thay vì sử dụng khăn lau. Ngoài ra, cha mẹ nên sử dụng kem bôi vùng mặc tã cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ.
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí