Làm sao để bé bị viêm phế quản nhanh khỏi?
Bé bị viêm phế quản là tình trạng ho nhiều về đêm, kèm sốt, khó thở. Viêm phế quản không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu, kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bé bị viêm phế quản là tình trạng thế nào?
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ khá phổ biến, thường gặp ở nhóm đối tượng dưới 3 tuổi với những biểu hiện không thực sự rõ ràng. Một số dấu hiệu cần lưu ý là bé ho nhiều và khó thở về đêm, kèm theo một số dấu hiệu như: bú ít, quấy khóc, chán ăn, nôn ói… khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy.
Khi cơn ho của trẻ kéo dài từ 2 – 3 tuần, trẻ sẽ bị đau rát cổ họng, có đờm, đau tức vùng ngực, mệt mỏi, li bì, kèm sốt… Với những tình trạng kéo dài và không có tiến triển suy giảm, bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám để bác sĩ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời với thể trạng sức khỏe của trẻ.
Tác nhân khiến bé bị viêm phế quản?
Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng viêm phế quản ở trẻ là do virus hoặc vi khuẩn. Đối tượng thường mắc phải là những trẻ dưới 3 tuổi với hệ miễn dịch và sức đề kháng non nớt, chưa hoàn thiện. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng được phát hiện như virus Adeno gây co thắt phế quản, phổ), virus cúm, sởi, virus hợp bào hô hấp,…
Một số yếu tố tác nhân làm làm tăng khả năng mắc viêm phế quản ở trẻ có thể kể đến:
– Cơ địa trẻ dễ bị dị ứng, kích ứng
– Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn.
– Môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với khói bụi, khói thuốc
– Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với các tác nhân ngoại lai đến từ môi trường như phân hoa, lông động vật,…
Chăm sóc thế nào khi bé bị viêm phế quản?
Viêm phế quản là tình trạng không dễ nhận biết trong vài ngày đầu nên việc cần làm đầu tiên đó là bố mẹ hãy quan sát để kịp thời phân biệt các biểu hiện bệnh. Khi bé bị viêm phế quản, nên tiến hành chăm sóc trẻ bằng cách tại nhà như sau:
– Vệ sinh tai – mũi – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm.
– Giữ ấm cho cơ thể của trẻ đặc biệt là vùng cổ và lòng bàn chân, tránh để trẻ bị lạnh, khiến bệnh lý phát triển nặng hơn.
– Cho trẻ uống nhiều và đủ lượng nước cần cấp trong ngày, bố mẹ cũng có thể thay thế bằng các loại nước ép từ trái cây tự nhiên.
Thông thường viêm phế quản sẽ tự khỏi trong 7- 10 ngày, song đối với những trường hợp có diễn tiến nặng hơn như có những cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao, ngủ li bì, quấy khóc… bố mẹ nên lưu ý hạ sốt cho trẻ bằng những biện pháp như:
– Chườm ấm toàn thân để hạ sốt cho trẻ bằng nước ấm vào những vùng như nách, cổ, trán…Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ, đặc biệt là ban đêm. Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C có thể sử dụng thuốc hạ sốt, tuy nhiên cần uống theo sự chỉ định của bác sĩ để phù hợp với thể trạng, cân nặng và sức khỏe của trẻ.
– Cho trẻ uống nhiều nước: Uống đủ nước vừa giúp hạ sốt, vừa làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.
– Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Viêm phế quản ở trẻ nếu do virus gây ra thì kháng sinh không có hiệu quả điều trị tiêu diệt bệnh. Bố mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh vì có thể dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe sau này.
Đối với những trẻ ho nhiều, bố mẹ có thể sử dụng mật ong giảm ho. Mật ong giúp làm dịu cổ họng rất tốt, hơn nữa còn có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý mật ong chỉ nên áp dụng cho những bé trên tuổi, tuyệt đối không sử dụng cho những bé dưới 1 tuổi.
Ngoài ra, bố mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Một số lưu ý với chế độ ăn của trẻ là:
– Nên cho trẻ ăn những thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp để bé cảm thấy dễ ăn hơn.
– Nên cho trẻ ăn nhạt bởi thức ăn quá nhiều muối có thể làm gia tăng triệu chứng viêm.
– Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung những vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch như: vitamin như A, C, E…
Ngoài việc chăm sóc, bố mẹ cũng có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm phế quản bằng những biện pháp như: tăng sức đề kháng cho bé thông qua việc bổ sung dinh dưỡng và vitamin, giữ gìn môi trường sống cho bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa khói bụi ô nhiễm và khói thuốc lá…
Như vậy, điều trị viêm phế quản ở trẻ không quá khó khăn, điều quan trọng là theo dõi và chăm sóc đúng cách để bệnh không diễn tiến nhanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.