Mẹo chữa cho trẻ bị táo bón lâu ngày an toàn, hiệu quả tại nhà
Trẻ bị táo bón lâu ngày nếu không có biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và lưu ngay những cách chữa táo bón cho trẻ tại nhà đơn giản mà hiệu quả dưới đây cùng với Wikimom
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Trước hết, táo bón là bệnh mà hầu như mọi người ai cũng từng mắc phải kể cả người lớn và trẻ em. Đây là một loại bệnh tiêu hóa phổ biến thường mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do các thói quen ăn uống chưa khoa học, lành mạnh.
Ở trẻ em, nguyên nhân gây ra táo bón tùy thuộc vào từng trẻ và độ tuổi mà trẻ mắc phải căn bệnh này. Cụ thể có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Trẻ bị táo bón lâu ngày ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
- Thiếu chất xơ ở trẻ là một trong những nguyên nhân phổ biến: Các bé thường không thích ăn rau xanh, đây là một trong những nguồn cung cấp chất xơ lý tưởng. Vì thế, nếu không ăn đủ rau xanh và trái cây, trẻ sẽ dễ mắc phải táo bón.
- Uống ít nước cũng khiến nguy cơ cao mắc táo bón. Cơ thể con người chứa chủ yếu là nước, tùy độ tuổi khác nhau và lượng nước trong cơ thể cũng khác nhau. Theo các nghiên cứu khoa học, ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75-80% cơ thể, ở trẻ từ 1 tuổi trở lên lượng nước chiếm trên 60% cơ thể. Vì thế nước rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, chúng giúp vận chuyển chất, tiêu hóa thức ăn nên nếu trẻ uống quá ít nước sẽ gây ra táo bón.
- Một nguyên nhân đặc biệt khác gây ra táo bón ở trẻ chính là việc nhịn đi vệ sinh. Nhiều trẻ trong giai đoạn học mẫu giáo phải tập làm quen với ngồi bô, môi trường thay đổi khiến trẻ cố nín nhịn đi vệ sinh, áp lực tâm lý cộng thêm nên lâu ngày sẽ sinh ra bệnh.
- Lưu ý với trẻ sơ sinh: Thời điểm dưới 6 tháng, sữa là thức ăn duy nhất của trẻ, nếu như trẻ phải dùng sữa ngoài và không hợp với công thức đó cũng có thể khiến bé bị táo bón.
- Ngoài ra, trẻ ít vận động, khiến thức ăn không tiêu hóa hết cũng là một trong các tác nhân.
Táo bón gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm của táo bón ở trẻ em
Biểu hiện của táo bón dễ nhận biết nhất ở trẻ là tần suất đi vệ sinh ít, dưới 3 lần/ tuần, bé bị đau bụng, buồn đi vệ sinh nhưng không đi được, chướng hơi, biếng ăn….Nếu cha mẹ để tình trạng táo bón của trẻ kéo dài sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nhất là trẻ em.
- Khi phân bị tích tụ lâu ngày không thoát được khiến quá trình đẩy hơi bị ảnh hưởng, trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn, chậm lớn.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Biểu hiện của táo bón là phân vón cục, cứng và to, vì thế khi đi vệ sinh trẻ phải dùng nhiều sức rặn đẩy phân ra ngoài, làm sưng tĩnh mạch và hình thành nên bệnh trĩ.
- Hậu môn bị tổn thương chảy máu, sa trực tràng.
- Táo bón mạn tính có thể gây ra các khối polyp ở đại tràng, lâu ngày dẫn đến ung thư đại tràng.
Cách chữa táo bón cho trẻ tại nhà
- Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ: Các chuyên gia y tế đã đưa ra công thức để tính toán lượng nước phù hợp cần uống. Đối với trẻ có trọng lượng 10kg, cần uống 1 lít nước mỗi ngày ( tính cả sữa mà bé uống). Với trẻ trên 10kg thì tăng thêm mỗi cân cần bổ sung thêm 500ml nước.
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất xơ: Những thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho việc chữa trị và giảm thiểu táo bón như táo, kiwi, cam quýt, rau xanh, bơ, khoai lang. Khi bị táo bón tránh cho trẻ ăn hồng, chuối xanh vì chúng chứa hợp chất tanin làm giảm chất tiết dịch ruột, càng làm táo bón lâu khỏi hơn.và việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn.
- Cha mẹ cũng nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các loại rau xanh có tác dụng nhuận tràng như mồng tơi, rau lang, rau đay
- Cho trẻ vận động, thể dục thường xuyên để tăng quá trình trao đổi chất.
- Cha mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn cho trẻ.
- Nếu trường hợp phân quá khô, không thể tự đẩy được ra ngoài, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng thuốc làm mềm phân.
Có thể sử dụng mật ong để chữa táo bón cho trẻ
- Chữa táo bón bằng mật ong: Có thể cho bé uống vài giọt mật ong pha với nước ấm (không áp dụng với trẻ sơ sinh).
Mật ong tốt cho tiêu hóa, giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng nó để thụt hậu môn cho trẻ. Vì mật ong khá trơn, được coi như là chất bôi trơn giúp bé đẩy phân ra ngoài mà không bị các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong quá trình thụt rửa cho bé, cha mẹ cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách, chuẩn bị các vật dụng được vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng và những tai nạn không đáng có.
- Cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều Probiotic như sữa chua để tăng cường lợi khuẩn.
- Massage bụng cho bé
- Ngoài ra, còn một số mẹo dân gian giúp trị táo bón cho bé như uống nước diếp cá, nước rau má …