Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ và làm tổn thương da của bé. Bệnh thường nặng lên vào mùa đông khi thời tiết khô hanh. Vậy nguyên gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh do đâu? Hãy cùng Wikimom tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Hiện nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa được xác định chắc chắn tuy nhiên chàm sữa có thể do một số nguyên nhân như sau:

  • Di truyền, cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, thời tiết,… Theo các nghiên cứu của chuyên gia, nếu bố mẹ bị viêm da cơ địa thì 80% con mắc chàm sữa và sẽ giảm dần khi trẻ lên 1 tuổi.
  • Cơ địa dị ứng
  • Sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa…
  • Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, rối loạn tiêu hóa cũng có thể gây ra bệnh chàm sữa.
  • Dị ứng thời tiết, khí hậu lạnh, nóng, khô thay đổi.
  • Da khô, không được đảm bảo độ ẩm, thường xuyên tắm rửa nhiều làm mất cân bằng độ ẩm trên da.
  • Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da.

=> Xem thêm: Bé bị chàm sữa bao lâu thì khỏi?

2. Triệu chứng nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Việc nhận biết sớm tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ sớm có phương án điều trị cũng như chăm sóc bé bị chàm sữa đúng cách từ đó mẹ cũng biết nên kiêng ăn gì. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa:

  • Hai má hoặc tay chân trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ và chuyển dần sang mụn nước màu đỏ.
  • Các mụn nước đó vỡ ra, đóng mày và tróc vảy.
  • Khi cha mẹ chạm vào vùng da bị chàm sữa thường có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ ti li.
  • Chàm sữa thường xuất hiện ở những vùng da hay bị gập lại như cổ tay, khuỷu tay, sau đầu gối, mu bàn tay…
  • Trẻ thường biểu hiện khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc và ăn ít đi.
  • Các nốt chàm sữa thường làm trẻ ngứa, vì vậy trẻ thường bứt rứt, gãi liên tục, đôi khi làm các vết chàm sữa vỡ ra gây chảy máu.
  • Trẻ thường có một số triệu chứng của viêm mũi hoặc hen suyễn.
  • Trẻ bị chàm sữa sẽ khó chịu, hay khóc, khó ngủ, ít bú.

=> Xem thêm: Bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn gì?

3. Những giai đoạn phát triển của bệnh

Những giai đoạn phát triển của bệnh
Những giai đoạn phát triển của bệnh
  • Giai đoạn 1: Da tấy đỏ 

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Lúc này, các vùng da bị tổn thương của trẻ xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa. Ngoài ra còn có những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da sau đó tạo thành mụn nước.

  • Giai đoạn 2: Nổi mụn nước

Bước vào giai đoạn này, làn da của bé sẽ đỏ hơn, những mụn nước nhỏ hợp lại với nhau thành mụn nước lớn có chứa dịch trong, nông và mọc dày. Khi trẻ gãi, mụn này bị vỡ và lan ra các vùng da xung quanh.

  • Giai đoạn 3: Chảy nước

Đây là giai đoạn vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trầy xước. Khi trẻ gãi, mụn nước vỡ ra và rất dễ bị bội nhiễm.

  • Giai đoạn 4: Da nhẵn

Các mụn nước vỡ ra sau một thời gian đọng lại trên da sẽ là huyết thanh. Lâu dần hình thành nên những vảy tiết dày, vảy khô bong ra và để lại lớp da nhẵn bóng.

  • Giai đoạn 5: Bong vảy da

Lớp da vừa được tái tạo ở giai đoạn 4 sẽ nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy, thường kèm theo ngứa. Nếu các mẹ không có kinh nghiệm điều trị chàm cho bé có thể làm bé bị đau và để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Ngay khi có những triệu chứng của chàm sữa, bố mẹ nên đưa con đến gặp các bác sĩ Nhi khoa để được khám và tư vấn điều trị sớm, tránh để lâu gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Bố mẹ cũng có thể đặt lịch khám Nhi Online TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp với Hotline 082.959.3399 để đặt lịch hẹn khám nhé.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí