Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Nhiễm giun sán ở trẻ em những điều cần biết!

Nhiễm giun sán ở trẻ em những điều cần biết!

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Nhiễm giun sán ở trẻ em phổ biến hầu hết ở trẻ mọi lứa tuổi. Vì thế, theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, cha mẹ nên tẩy giun cho bé tối thiểu 6 tháng/lần để bé được phát triển mạnh khỏe. Bài viết dưới đây, Wikimom sẽ giới thiệu với cha mẹ nguyên nhân và cách phòng tránh giun sán hiệu quả ở trẻ.

Nhiễm giun sán ở trẻ em là gì? Trẻ bị nhiễm giun sán bằng cách nào?

Nhiễm giun sán là một trong những nhiễm trùng mãn tính phổ biến ở con người nói chung và trẻ em nói riêng. 

Nhiem-giun-san-o-tre-em

Giun sán gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Trong cuộc sống và môi trường hằng ngày, trẻ hoàn toàn có thể tiếp xúc với các tác nhân gây ra giun sán, phổ biến trong các trường hợp như:

  • Trẻ chạm vào đồ vật hoặc bề mặt có trứng giun trên đó
  • Trẻ đi chân trần trên đất có giun
  • Trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn phải đồ có chứa trứng giun, sán đặc biệt là các món ăn sống như gỏi cá, rau sống…
  • Môi trường sống bị ô nhiễm chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Trẻ em sống trong các môi trường thiếu thốn, nhất là nơi có nguồn nước bị ô nhiễm càng có nguy cơ mắc giun sán.
  • Không tẩy giun thường xuyên cho bé 
  • Trẻ có thể mắc giun sán do quá trình vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
  • Ngoài ra, trẻ có thể bị lây giun sán từ vật nuôi như chó, mèo…

Tác hại của việc trẻ bị nhiễm giun sán

Nói chung, giun sán gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Những trẻ bị nhiễm giun sán cường độ nhẹ (ít giun) thường không bị nhiễm trùng. Nhưng nếu trẻ bị nhiễm giun sán nặng hơn có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm: tiêu chảy và đau bụng, trẻ bị  suy dinh dưỡng, tình trạng khó chịu và suy nhược nói chung, suy giảm khả năng tăng trưởng và phát triển thể chất.

Đặc biệt nếu trẻ nhiễm giun sán ở cường độ rất cao có thể gây tắc ruột cần được điều trị bằng phẫu thuật.

Theo đó, khi trẻ bị nhiễm giun sán, các ký sinh trùng này sẽ ăn các mô của vật chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein. 

Cụ thể, giun móc còn gây mất máu mãn tính ở đường ruột, có thể dẫn đến thiếu máu, đặc biệt ở trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Một số loại giun sán cũng gây nên tình trạng trẻ chán ăn và do đó làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, giun tóc có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.

Giun lươn có thể gây bệnh về da và dạ dày-ruột và cũng được biết là có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ em. Trong trường hợp khả năng miễn dịch của trẻ  bị suy giảm, ký sinh trùng có thể gây ra hội chứng tăng nhiễm/lan truyền, hội chứng này luôn gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ có thể tử vong do nhiễm các loại sán như sán lá gan, sán lợn… Vì vậy hãy theo dõi tình trạng của trẻ để đưa đến bệnh viện kịp thời.

Các triệu chứng khi trẻ nhiễm giun sán

Nhiem-giun-san-o-tre-em

Trẻ nhiễm giun sán có thể bị tiêu chảy, đau bụng

Khi trẻ bị nhiễm giun sán, trẻ sẽ có một số triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và chán ăn. 

Trẻ nhiễm giun đũa sẽ có những biểu hiện như bụng chướng, mắt xanh xao, đau bụng thường xuyên, chán ăn. Nặng hơn, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng gây ra tình trạng lờ đờ, thiếu máu, mệt mỏi.

 Khi trẻ nhiễm giun kim, dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là trẻ bị ngứa quanh hậu môn và xuất hiện những vết đỏ li ti quanh hậu môn.

Trẻ nhiễm giun tóc nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng, đến khi tình trạng nặng mới gây ra các biểu hiện như tiêu chảy không rõ nguyên nhân, đau bụng…

Nếu cha mẹ băn khoăn chưa rõ nguyên nhân gì gây nên các tình trạng của trẻ, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Khi đó, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc diệt giun bằng đường uống để trẻ nhanh chóng trở lại bình thường.

Cách phòng tránh nhiễm giun sán ở trẻ

Như đã nêu, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhiễm giun sán là việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy hãy cho trẻ ăn uống vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi. Hạn chế các đồ ăn sống (các món gỏi), rau sống chưa rửa sạch sẽ chứa trứng giun, sán thì khi trẻ ăn vào trứng giun, sán sẽ chui vào cơ thể, phát triển và ký sinh trong cơ thể của trẻ. 

Nhiem-giun-san-o-tre-em

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhiễm giun sán là việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Hãy định kỳ tẩy giun cho bé 6 tháng một lần để tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể trẻ, nhất là giun sán. Đừng chủ quan và chỉ tẩy giun cho bé một lần, vì giun sán có thể bị tái đi tái lại nên cha mẹ hãy quan tâm tẩy giun cho bé đều đặn. Các chuyên gia khuyên rằng, nên tẩy giun cho bé khi bé từ 2 tuổi trở lên, các trường hợp trẻ dưới 2 tuổi nên tư vấn ý kiến bác sĩ, không tự cho trẻ uống thuốc tẩy giun để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc tẩy giun dưới dạng viên trẻ có thể nhai nuốt trực tiếp với các vị hấp dẫn trẻ như trái cây, socola… Vì thế hãy chọn loại thuốc tẩy giun phù hợp cho trẻ. Để có hiệu quả tẩy giun tốt nhất bạn nên cho bé uống thuốc cách 2 giờ sau khi ăn tối hoặc ăn sáng (lúc bụng đói).

Cha mẹ cũng nên tạo thói quen rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng. Tắm rửa hằng ngày cho bé, cắt móng chân, móng tay cho trẻ. Vệ sinh các dụng cụ ăn uống, khử khuẩn các bề mặt hằng ngày bé tiếp xúc để hạn chế tối đa giun sán. Đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, khô thoáng.

Cho trẻ mang các vật dụng bảo hộ như gang tay, ủng khi tiếp xúc với khu vực đất ẩm để tránh bị giun xâm nhập.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí