Những trường hợp nào tạm hoãn tiêm vaccine cho trẻ?
Để nhằm tránh các nguy cơ sau tiêm chủng, cũng như hạn chế tới mức thấp nhất những tai biến khi tiêm chủng, người chăm sóc trẻ cần lưu ý các trường hợp bất thường để quyết định cho trẻ nên tiêm chủng hay không tiêm chủng vaccine. Vậy trong tiêm chủng, những trường hợp nào tạm hoãn tiêm vaccine cho trẻ?
Trước khi tiêm vaccine, khách hàng hoặc người thân cần cung cấp các thông tin vào phiếu khám sàng lọc tiêm chủng để giúp sàng lọc đối tượng trước khi có chỉ định, đề phòng phản ứng sau tiêm vaccine, đồng thời nhân viên y tế cũng phải tư vấn những vấn đề có liên quan đến tiêm chủng.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em, có 4 nhóm chống chỉ định tiêm với một số vaccine và một số trường hợp khác cần trì hoãn tiêm chủng.
1. Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng vaccine cho trẻ
- Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng, dị ứng nặng sau tiêm chủng 1 liều vaccine trước đó (có cùng thành phần): Sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não, màng não tím tái, khó thở.
- Suy giảm miễn dịch (trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có dấu hiệu suy giảm miễn dịch nặng hoặc trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) cần chống chỉ định tiêm chủng các vaccine sống giảm độc lực.
- Không tiêm vắc xin BCG (vaccine phòng bệnh Lao) cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
- Những trẻ đang có tình trạng suy chức năng các cơ quan như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy tim, suy gan, ….
- Một số trường hợp chống chỉ định khác đối với từng loại vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng vaccine cho trẻ
Trường hợp nào hoãn tiêm vaccine cho trẻ? Để đảm bảo an toàn sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ thì cần phải tạm hoãn tiêm chủng cho một số trường hợp sau:
- Để đảm bảo an toàn sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ thì cần phải tạm hoãn tiêm chủng cho một số trường hợp sau:
- Trẻ có tiền sử phản ứng phản vệ độ 2 sau tiêm chủng vaccine lần trước (có cùng thành phần); trẻ cần được chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như: suy hô hấp, suy giảm ý thức, suy tuần hoàn, suy thận, suy tim,, suy gan,…): tiêm chủng lại khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh cấp tính: tiêm chủng vaccine khi sức khỏe của trẻ ổn định lại.
- Trẻ sốt từ 38 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C (đo nhiệt độ ở nách): tiêm chủng vaccine khi thân nhiệt của trẻ ổn định lại.
- Trẻ đang nghi ngờ bị mắc hoặc đang mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hay trẻ đang mắc suy giảm miễn dịch thể nặng cần tạm hoãn tiêm chủng các vaccine sống giảm độc lực và chuyển sang khám sàng lọc ở bệnh viện; trẻ tiêm chủng khi được chẩn đoán suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng, ngoại trừ vaccine bại liệt uống (OPV).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ kháng huyết thanh viêm gan B: tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực; và tiêm chủng lại cho trẻ khi đủ 3 tháng, bắt đầu từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), xạ trị, hóa trị trong vòng 14 ngày tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực; tiêm chủng lại ngay cho trẻ sau khi kết thúc điều trị corticoid, hóa trị và xạ trị 14 ngày.
- Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng vaccine tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ đủ từ 2kg trở lên, thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng vaccine tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác đối với từng loại vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Sau khi tiêm phòng vaccine cho trẻ cần lưu ý những gì?
- Trẻ sẽ có các phản ứng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm như: sưng nhẹ tại vị trí tiêm hay trẻ sốt nhẹ, đau, quấy khóc,… và sẽ tự khỏi trong vòng 1 vài ngày.
- Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bất thường như: trẻ sốt cao, trẻ bỏ bú, trẻ quấy khóc kéo dài hay trẻ bị khó thở, tím tái…
- Cần làm theo đúng chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ.
- Để tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ được an toàn và hiệu quả, tốt nhất trước khi tiêm cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hỏi rõ về thời điểm tiêm vaccine.
4. Trường hợp nào hoãn tiêm vaccine cho trẻ: Một số điều cần lưu ý khi tiêm chủng vaccine cho trẻ
Trường hợp nào hoãn tiêm vaccine cho trẻ? Một số trường hợp cha mẹ vẫn nên tiêm chủng vaccine cho trẻ nếu thấy lợi ích bảo vệ của vaccine lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm. Ví dụ, tiêm vaccine bạch hầu-ho gà-uốn ván là cần thiết cho một người ở vùng có dịch ho gà, ngay cả khi người đó đã mắc hội chứng Guillain-Barré sau 1 mũi tiêm trước đó.
Các trường hợp bệnh cấp tính, nặng hoặc vừa, có hoặc không có sốt thì cần phải thận trọng khi tiêm tất cả các loại vaccine.
Nếu trẻ bị bệnh đường hô hấp nhẹ hay bệnh cấp tính nhẹ hoặc không bị sốt thì không nên trì hoãn tiêm chủng vaccine, mà chỉ trì hoãn tiêm chủng vaccine khi có các biểu hiện bệnh cấp tính vừa và nặng. Cần phải được tiêm vaccine càng sớm càng tốt sau khi những dấu hiệu này không còn nữa.