Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Rối loạn hấp thu trẻ em cha mẹ không nên chủ quan

Rối loạn hấp thu trẻ em cha mẹ không nên chủ quan

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Rối loạn hấp thu trẻ em là tình trạng đáng báo động về sức khỏe của trẻ có thể gây ra nhiều tác hại tiêu cực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Đặc biệt gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng Wikimom tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Rối loạn hấp thu trẻ em do nguyên nhân nào?

Rối loạn hấp thu trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở một số trẻ, nguyên nhân có thể là do không dung nạp thức ăn, ký sinh trùng đường ruột hoặc mới trải qua phẫu thuật. Tuy nhiên, nó cũng có thể là kết quả của các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm các bệnh như: thiếu máu, bệnh Crohn, bệnh celiac, bệnh xơ nang, viêm tụy, bệnh gan, hội chứng ruột ngắn…

Roi-loan-hap-thu-tre-em

Biếng ăn là một trong những biểu hiện của rối loạn hấp thu trẻ em.

Nhiều trường hợp trẻ bị rối loạn hấp thu do cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm. Các nhà khoa học đã chỉ ra, nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng trở lên. Nếu cho bé ăn dặm sớm quá, dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác của trẻ bị quá tải. Ngoài ra, không dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng. Hoặc cha mẹ xây dựng chế độ ăn không phù hợp cũng gây ra tình trạng này.

Thông thường, quá trình tiêu hóa chuyển đổi chất dinh dưỡng từ chế độ ăn thành các đơn vị nhỏ đi qua thành ruột và vào máu, nơi chúng được vận chuyển đến các tế bào khác trong cơ thể. Nếu thành ruột bị tổn thương do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bề mặt của nó có thể thay đổi khiến các chất được tiêu hóa không thể đi qua. Khi điều này xảy ra, chất dinh dưỡng sẽ bị đào thải qua phân.

Biểu hiện của rối loạn hấp thu dinh dưỡng trẻ em

Rối loạn hấp thu thường xảy ra ở trẻ bình thường trong một hoặc hai ngày nếu là rối loạn cấp tính và cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn hấp thu kéo dài hơn thì cha mẹ nên cho trẻ đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn. Các biểu hiện của rối loạn hấp thu trẻ em bao gồm:

Roi-loan-hap-thu-tre-em

Rối loạn hấp thu khiến trẻ bị đau bụng, chướng bụng, đầy hơi

  • Trẻ bị đau bụng và nôn mửa liên tục
  • Đầy hơi
  • Phân lỏng, có mùi tanh
  • Có nhiều vết bầm tím
  • Phát ban da khô, có vảy
  • Chậm tăng cân
  • Trẻ bị đau cơ, chuột rút…

Điều trị rối loạn hấp thu trẻ em

Tùy vào tình trạng của mỗi em bé cụ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi cha mẹ đưa con đi khám, các bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của con cũng như tiến hành khám sức khỏe. Cha mẹ có thể cần phải cung cấp danh sách chi tiết các món ăn mà con bạn ăn thường xuyên. Ngoài ra, con bạn có thể cần phải xét nghiệm máu, mồ hôi và/hoặc phân, chụp CT hoặc xét nghiệm nội soi thực quản – dạ dày tá tràng (EGD).

Bạn có thể được yêu cầu liệt kê số lượng và loại thức ăn mà con bạn ăn. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm phân cho trẻ. Ở trẻ em khỏe mạnh, chỉ một lượng nhỏ chất béo tiêu thụ mỗi ngày bị mất qua phân. Nếu có quá nhiều trong phân, đó là dấu hiệu của tình trạng kém hấp thu.

Việc thu thập mồ hôi từ da, được gọi là xét nghiệm mồ hôi, có thể được thực hiện để xem có bệnh xơ nang hay không. Trong căn bệnh này, cơ thể sản xuất không đủ lượng enzyme nhất định cần thiết cho quá trình tiêu hóa hợp lý và tiết mồ hôi bất thường.

Trong một số trường hợp, bác sĩ  có thể yêu cầu bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa lấy sinh thiết từ thành ruột non và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương khác. Thông thường, những xét nghiệm này được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng. Chúng có thể bao gồm thuốc kháng sinh, chất bổ sung khoáng chất và/hoặc thuốc để kiểm soát tình trạng viêm và tiêu chảy. Nếu tình trạng kém hấp thu là do bệnh lý có từ trước, bác sĩ nhi khoa sẽ giới thiệu con bạn đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị bổ sung. Nếu nguyên nhân là do không dung nạp thực phẩm, bác sĩ nhi khoa của con bạn sẽ làm việc với bạn để xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp.

Roi-loan-hap-thu-tre-em

Cha mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh của con

Các loại thực phẩm tốt cho rối loạn hấp thu trẻ em cha mẹ nên lưu ý

Sữa: Sữa là thực phẩm số 1 tốt cho các bé bị rối loạn hấp thu dinh dưỡng. Với các bé đang bú sữa mẹ thì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp thức ăn tốt nhất cho bé.

Hải sản (tôm, cua, cá): đây là các loại thực phẩm có nguồn chất đạm, canxi dồi dào tốt cho những bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà: cũng là lựa chọn lý tưởng cho các bé bị rối loạn hấp thu. Các loại thịt này chứa nhiều protein và khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Trứng: Đây là loại thức ăn hầu hết trẻ em đều rất yêu thích vì chúng chứa nhiều đạm, chất béo và vitamin (loại trừ với các bé bị dị ứng trứng)

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí