Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là một trong những tình trạng thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài với tần suất liên tục sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu và phát triển của trẻ. Vậy rối loạn tiêu hóa có những biểu hiện như thế nào và đâu là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này?

Vì sao rối loạn tiêu hóa ở trẻ?

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ. Đây là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, khiến trẻ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, một số dấu hiệu đi kèm là buồn nôn, đầy hơi… và gặp những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

Khi tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ xuất hiện sẽ khiến lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng. Kèm với đó gây nên một số hệ quả như suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, suy giảm hệ miễn dịch.

roi-loan-tieu-hoa-o-tre

Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ biểu hiện thế nào?

Đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khi thay đổi một chế độ ăn uống không phù hợp, bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Để có phương án điều trị kịp thời, cha mẹ cần chú ý ngay khi bé có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như:

Đau bụng: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể bị đau bụng với các cơn đau với nhiều hình thái, và mức độ khác nhau, từ đau nhẹ tới đau quằn quại. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái và đôi khi cũng có thể đau ở những vị trí khác. Đặc biệt khi ấn nhẹ vào vùng bụng sẽ cảm thấy đau tức, khó chịu.

Táo bón: Tình trạng này thường xảy ra trong trường hợp trẻ ăn những loại thực phẩm cứng, khó tiêu, nhiều chất đạm, ít chất xơ… Táo bón không chỉ gây đau đớn cho trẻ nhỏ mà còn tác động trực tiếp đến tâm lý khiến bé cảm thấy sợ đi vệ sinh, bỏ bữa, chán ăn, ăn không ngon miệng, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột.

Đi ngoài phân sống: Xảy ra do sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Nếu tỷ lệ hại khuẩn trong cơ thể lớn có thể gây loạn khuẩn đường ruột, với một số biểu hiện điển hình như đi ngoài phân sống, phân lỏng, phân lẫn chất nhầy…

Nôn trớ: Triệu chứng này thường xảy ra do trẻ chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bé lớn lên, cấu trúc hệ tiêu hóa dần hoàn thiện thì triệu chứng nôn trớ cũng sẽ biến mất.

Một số triệu chứng khác đi kèm có thể kể đến như: Ợ chua, đắng miệng, hôi miệng, buồn nôn và ói mửa,…

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

Sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hệ miễn dịch của trẻ ở giai đoạn dưới 3 tuổi còn non nớt nên trẻ dễ bị vi rút, vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình.

roi-loan-tieu-hoa-o-tre

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Trẻ ăn nhiều thức ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, đường, thiếu chất xơ,…Ngoài ra, nếu trẻ đang bú mẹ thì dinh dưỡng của mẹ cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề.

Sử dụng thuốc kháng sinh: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đường ruột, không còn hoặc số lượng lợi khuẩn không đủ mạnh để bảo vệ đường ruột của trẻ.

Ngộ độc thức ăn: Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm với những thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn ôi thiu, chế biến không đúng cách và bảo quản không đảm bảo vệ sinh.

Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ và chăm sóc bé khỏe mạnh, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé, đảm bảo trẻ được cung cấp một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị. Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày cho trẻ.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ và luyện tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn và nhiễm trùng. Lưu ý, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần.

Rèn luyện hoạt động thể chất: Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể chất hàng ngày, hoạt động ngoài trời, thể dục, vận động, để nâng cao sức đề kháng và duy trì sự hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn.

Bổ sung men vi sinh: Tham khảo lựa chọn men vi sinh bổ sung bào tử lợi khuẩn và các vi chất dinh dưỡng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đường ruột khỏe mạnh giúp bé hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, trẻ ăn ngon tự nhiên và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

roi-loan-tieu-hoa-o-tre

Đưa trẻ đi khám sức khỏe: Trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa áp các biện pháp nhưng không mang lại hiệu quả, các vấn đề về tiêu hóa kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đi khám sức khỏe, tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là một vấn đề phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các biện pháp phòng tránh, chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, bố mẹ có thể giúp trẻ vượt qua rối loạn tiêu hóa và duy trì một sức khỏe tốt. Hãy luôn lắng nghe và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí