Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Sún răng và sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Sún răng và sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Sún răng và sâu răng là tình trạng phổ biến ở trẻ em nhất là trong độ tuổi từ 1-3 tuổi. Đâu là nguyên nhân và cách phòng tránh các tình trạng này, hãy cùng Wikimom tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Sâu răng và sâu răng ở trẻ em là gì?

Cả sún răng và sâu răng đều có thể ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn của trẻ sau này

Sâu răng là một bệnh nhiễm trùng mãn tính phổ biến do vi khuẩn gây sâu răng bám vào răng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, chuyển hóa đường để tạo ra axit, khử khoáng cấu trúc răng theo thời gian. Theo đó, men răng của trẻ bị phá huỷ và xuất hiện các lỗ trên bề mặt răng. Các lỗ sâu răng có thể lớn hơn theo thời gian nếu không được điều trị. Một lỗ sâu có thể chạm sâu vào tuỷ, nơi có các đầu dây thần kinh, dẫn đến đau buốt.

Sún răng là hiện tượng men răng bị tổn thương khiến răng bị xỉn thành màu đen hoặc nâu, mủn dần khiến bề mặt răng bị giảm. 

Nguyên nhân sún răng và sâu răng ở trẻ em

Sún răng là hiện tượng men răng bị tổn thương khiến răng bị xỉn thành màu đen hoặc nâu, mủn dần khiến bề mặt răng bị giảm. 

Sâu răng là do axit do vi khuẩn tạo ra trong mảng bám răng. Mảng bám ban đầu là một màng mỏng, mềm chứa vi khuẩn, chất nhầy, tế bào biểu mô chết và mảnh vụn thức ăn phát triển trên bề mặt răng trong vòng khoảng 24 giờ sau khi răng được làm sạch. Các loài Streptococcus mutans là một nhóm vi khuẩn có liên quan phát triển trong mảng bám và có thể gây sâu răng. Cuối cùng (thông thường, sau 72 giờ), mảng bám mềm sẽ khoáng hóa, chủ yếu là canxi, phốt phát và các khoáng chất khác, trở thành vôi răng (mảng bám cứng hoặc cao răng), không thể dễ dàng loại bỏ bằng bàn chải đánh răng. Theo thời gian, axit do vi khuẩn tạo ra sẽ ăn mòn men răng, gây sâu răng.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ gây sâu răng ở trẻ như:

  • Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ
  • Trẻ uống sữa, ăn các loại thực phẩm chứa tinh bột, các loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo quá nhiều: Chế độ ăn thường xuyên tiếp xúc với carbohydrate và đường sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn hình thành mảng bám. Sự phát triển sâu răng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ (sâu răng lan tràn) ở răng sữa cho thấy việc tiếp xúc kéo dài với sữa công thức, sữa hoặc nước trái cây dành cho trẻ sơ sinh, điển hình là khi trẻ sơ sinh bú bình khi đi ngủ (sâu răng ở trẻ sơ sinh hoặc bú bình). Vì vậy, bình sữa đi ngủ chỉ nên chứa nước.
  • Bề mặt răng dễ bị sâu răng hơn khi nó bị vôi hóa kém, tiếp xúc với florua thấp hoặc ở trong môi trường axit. Thông thường, quá trình khử canxi bắt đầu khi độ pH ở răng giảm xuống dưới 5,5 
  • Trẻ bị khuyết tật răng miệng: Nhiều răng có các hố men, vết nứt và rãnh hở, có thể kéo dài từ bề mặt đến ngà răng. Những khuyết điểm này có thể đủ rộng để chứa vi khuẩn nhưng lại quá hẹp để làm sạch hiệu quả. Chúng khiến răng dễ bị sâu răng.
  • Yếu tố di truyền: Trẻ có thể bị sâu răng nếu có người thân trong gia đình, bố mẹ, anh chị bị sâu răng.
sun-rang-va-sau-rang-o-tre-em

Sâu răng là do axit do vi khuẩn tạo ra trong mảng bám răng

Cũng như sâu răng, các nguyên nhân do chế độ vệ sinh, ăn uống quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh sẽ gây ra sún răng. Sâu răng cũng là nguyên nhân gây ra sún răng. Ngoài ra, trẻ bị thiếu canxi, flour, hoặc trẻ có tiền sử mắc bệnh vàng da cũng ảnh hưởng gây ra sún răng. 

Các tác hại khi trẻ bị sún răng và sâu răng 

Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị sớm có thể bị viêm tuỷ, gây ra các áp xe răng và gây ra các nhiễm trùng khác như viêm xoang hàm, viêm mô tế bào. Nếu tình trạng sâu răng nặng, các các sĩ nha khoa có thể sẽ chỉ định nhổ răng cho bé. 

Trẻ bị sún răng tuy không gây đau nhức nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm của trẻ, gián tiếp gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và sự phát triển của trẻ.

Cả sún răng và sâu răng đều có thể ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Do vậy, cha mẹ hãy chú ý hạn chế các tác nhân gây sâu răng và sún răng ở trẻ nêu trên để tránh những trường hợp trẻ bị xô lệch răng, khiến mất thẩm mỹ sau này. 

Cách phòng tránh sún răng, sâu răng cho trẻ

Chăm sóc răng miệng và bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho bé là các biện pháp giúp bé chống lại tình trạng sún, sâu răng. Cụ thể:

  • Tạo thói quen cho bé đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần  vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Tập cho bé đánh răng đúng cách, chải răng dọc từ chân răng xuống, đủ 3 mặt răng.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và Flour cho trẻ như: trứng, sữa, ngũ cốc, hải sản….
  • Cho trẻ dùng nước súc miệng dành riêng cho trẻ em, không dùng chung nước súc miệng với người lớn.
  • Hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, thức ăn nhanh và nước uống có gas. Cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện các tình trạng bất thường về răng. 

Lưu ý không tự ý cho trẻ dùng các loại lá, uống các loại nước trị sâu răng, sún răng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí