Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ bị nôn liên tục: Các chứng bệnh thường gặp khi trẻ bị nôn liên tục cha mẹ nên lưu ý

Trẻ bị nôn liên tục: Các chứng bệnh thường gặp khi trẻ bị nôn liên tục cha mẹ nên lưu ý

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Trẻ bị nôn liên tục có thể khiến chúng bị mất nước, nếu không được bù đắp lượng nước thiếu hụt dễ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây, Wikimom xin giới thiệu với quý cha mẹ những điều cần biết về tình trạng nguy hiểm này.

Trẻ bị nôn liên tục do nguyên nhân nào?

Con bạn có thể bị nôn trong thời gian ngắn do nhiễm trùng. Nhưng nôn mửa ở trẻ em cũng có thể rất nghiêm trọng hoặc có nguyên nhân lâu dài hơn.

tre-bi-non-lien-tuc-

Nguyên nhân gây nôn ở trẻ bao gồm các tình trạng sau:

  • Viêm dạ dày ruột do virus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nôn cấp tính ở trẻ em, mặc dù các loại bệnh nhiễm trùng khác như cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây nôn. Viêm dạ dày ruột gây nôn mửa, tiêu chảy, sốt và đau bụng. Trẻ em và trẻ nhỏ có nhiều khả năng bị mất nước do viêm dạ dày ruột. Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây bệnh  nặng ở trẻ sơ sinh. Trẻ lớn hơn có nhiều khả năng bị viêm dạ dày ruột do norovirus gây ra. Vì vậy, cha mẹ hãy lưu ý các dấu hiệu xem bé có phải bị mắc bệnh này hay không?
  • Ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm cũng có thể khiến trẻ bị nôn liên tục. Trẻ có thể bị ngộ độc do thu nạp các thức ăn không hợp vệ sinh, nhiễm vi khuẩn, virus và các vi trùng khác khiến trẻ có biểu hiện dễ nhận biết nhất là đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Dị ứng thực phẩm có nhiều khả năng xảy ra trong năm đầu đời, khi bạn thử một loại thực phẩm mới với con mình. Nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốc phản vệ – một trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng. Dị ứng trứng, dị ứng sữa bò là các trường hợp tiêu biểu của dị ứng thực phẩm ở trẻ.
  • Trẻ nôn liên tục cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý phức tạp khác như viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một cấp cứu y tế. Nếu bạn cho rằng con mình có thể bị viêm ruột thừa, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện ngay lập tức. Ruột thừa vỡ có thể dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Ngoài dấu hiệu nôn liên tục, trẻ còn có các biểu hiện như đau quanh rốn, sau đó di chuyển xuống phía dưới bên phải của bụng và trở nên đau hơn. Cảm thấy khó chịu khi ngồi thẳng hoặc đứng lên; cảm thấy đau khi di chuyển và tình trạng đau bụng ngày càng trầm trọng hơn.
  • Say tàu xe: Chứng say tàu xe phổ biến hơn ở trẻ lớn hơn trẻ sơ sinh. Ô tô, tàu hỏa và du lịch hàng không có thể gây ra say xe khiến trẻ nôn liên tục. Vấn đề này không đáng nguy hiểm. 
  • Viêm màng não: Một trong những bệnh lý nguy hiểm nếu trẻ bị nôn liên tục không thể loại trừ là bệnh viêm màng não. Đây là tình trạng nhiễm trùng và sưng màng bao phủ não và tủy sống. Nó thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus và cực kỳ nguy hiểm có thể nhanh chóng gây tử vong. Vì vậy cha mẹ hãy chú ý các biểu hiện của bệnh này như: trẻ bị sốt, nôn mửa, đau đầu, trẻ bị sợ ánh sáng, quấy khóc. Đặc biệt hãy chú ý nếu bé luôn cong lưng hoặc ngửa đầu ra sau. Thóp của bé (điểm mềm trên đỉnh đầu) có thể bị sưng và phồng lên.
tre-bi-non-lien-tuc-

Ngoài ra, trẻ bị nôn liên tục cũng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh khác như: lồng ruột (một phần ruột trượt vào phần khác của ruột), tắc ruột, hẹp môn vị (hẹp van giữa dạ dày và ruột non)….

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn liên tục?

Khi trẻ bị nôn liên tục, cha mẹ hãy bình tĩnh. Cố gắng theo dõi lượng trẻ nôn so với lượng trẻ uống. Ngoài ra, hãy để ý đến màu sắc của nước tiểu của bé. Nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam là dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Tình trạng mất nước có nhiều khả năng xảy ra sau 12 giờ hoặc hơn, vì vậy hãy theo dõi khoảng thời gian bé bị nôn. Đặc biệt, không cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào để ngừng nôn trừ khi được bác sĩ chỉ định. 

tre-bi-non-lien-tuc-

Cha mẹ hãy chú ý, khi trẻ có một vài hoặc tất cả các dấu hiệu dưới đây, nên lập tức cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời:

  • Trẻ nôn ra dịch có chứa máu hoặc mật (màu xanh lá cây).
  • Trẻ lờ đờ, mệt mỏi  hoặc mất nước.
  • Trẻ không đi tiểu, trông trẻ xanh xao, gầy gò, không có nước mắt khi khóc và mắt trũng sâu.
  • Trẻ đau bụng kèm sốt
  • Trẻ bị đau đầu, nổi ban

Cách chăm sóc trẻ bị nôn liên tục

Hãy chăm sóc bé cẩn thận, cha mẹ nên bù nước cho trẻ bằng cách tăng cường cho trẻ uống nước, sữa mẹ, sữa công thức hoặc các loại nước bù điện giải. Không cho trẻ uống các loại nước chứa nhiều đường, nước có gas…

Đảm bảo rửa và lau khô tay cẩn thận sau khi dọn sạch chất nôn mửa của trẻ. Sử dụng khăn giấy dùng một lần để làm sạch chất nôn mửa và xịt chất khử trùng trên các bề mặt và sàn nhà.

Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các triệu chứng trầm trọng khác như đã nêu trên để kịp thời được điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí