Trẻ bị sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Tâm lý chung của tất cả các bậc cha mẹ đều rất lo lắng và mong muốn con chóng khỏi khi bị sốt. Nhiều người lựa chọn cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay lập tức nhưng không phải tất cả tình trạng trẻ bị sốt đều cần phải dùng thuốc. Trong bài viết dưới đây, Wikimom sẽ giúp cha mẹ nhận thức rõ khi trẻ bị sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Sốt không phải là một căn bệnh. Đó là một triệu chứng hoặc dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Sốt kích thích khả năng phòng vệ của cơ thể, gửi các tế bào bạch cầu và các tế bào “chiến đấu” khác đến chiến đấu và tiêu diệt nguyên nhân gây nhiễm trùng. Vì thế đừng quá lo lắng nếu con bạn bị sốt.
Sốt cho thấy cơ thể trẻ đang chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng
Một số nguyên nhân chủ yếu gây sốt ở trẻ em:
- Hầu hết các cơn sốt là do nhiễm trùng hoặc các bệnh khác. Nhiệt độ cơ thể cao khiến vi khuẩn và vi rút gây nhiễm trùng khó tồn tại hơn.
- Một số bệnh lý cũng có thể gây sốt ở trẻ bao gồm:
- nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTI)
- Cúm
- Nhiễm trùng tai
- Phát ban
- Viêm Amidan
- Nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu (UTI)
- Các bệnh thông thường ở trẻ em, chẳng hạn như thủy đậu, ho gà
Ngoài ra, nhiệt độ của con bạn cũng có thể tăng lên sau khi tiêm chủng, hoặc trẻ bị quá nóng vì mặc quá nhiều quần áo.
Trẻ bị sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Theo nghiên cứu và công bố của các nhà khoa học, cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt, cha mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ có nhiệt độ cao hơn 38,5 độ. Những cơn sốt nhẹ dưới 38,5 độ cha mẹ chưa cần thiết phải dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Khi đó hãy chăm sóc bé cẩn thận và sử dụng các phương pháp hạ sốt khác như:
- Cho trẻ uống đủ nước/ sữa hoặc nước điện giải, nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Ngay cả khi con bạn không khát, hãy cố gắng cho trẻ uống chút một và thường xuyên để duy trì và đảm bảo lượng nước trong cơ thể.
Hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ có nhiệt độ cao hơn 38,5 độ
- Mặc quần áo nhẹ, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt cho bé.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Chườm ấm cho trẻ: Hãy dùng một chiếc khăn mềm, nhúng với nước ấm để lau cơ thể cho bé, đặc biệt là các vùng tích nhiệt như trán, nách, bẹn của bé. Lưu ý không nên dùng nước lạnh để chườm cho trẻ hạ sốt để tránh phản tác dụng.
- Cha mẹ vẫn có thể tắm cho trẻ để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể bé. Tuy nhiên, hãy cho con bạn tắm nước ấm. Đừng để con bạn rùng mình vì nước lạnh, vì điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ em thông dụng hiện nay
Theo các nhà khoa học, Paracetamol trẻ em hoặc Ibuprofen có tác dụng hạ sốt tốt nhất, đồng thời giúp trẻ giảm đau, mệt mỏi. Tuy nhiên hãy sử dụng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ, và các cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng cả hai loại thuốc cùng một lúc. Hãy cho con uống thuốc đúng liều lượng và chỉ định.
Bởi mỗi loại thuốc có thời gian tác dụng khác nhau nên hãy để khoảng cách từ 4-6 tiếng đồng hồ giữa các lần cho bé uống thuốc.
Lưu ý liều lượng chuẩn để tính toán lượng thuốc hạ sốt phù hợp với cân nặng của trẻ. Hãy sử dụng 10 – 15mg Paracetamol/lần uống ứng với mỗi 1kg cân nặng của trẻ.
Cha mẹ hãy chú ý tránh để cho bé sốt quá cao. Nếu trẻ sốt đến 39 độ thì hãy khẩn trương cho bé uống hạ sốt càng sớm càng tốt vì càng sốt cao, trẻ càng dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt trong các trường hợp trẻ sốt cao kèm các biểu hiện lừ đừ, môi tím tái, co giật, nôn mửa, khó thở, phát ban… hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu trẻ sốt đến 39 độ thì hãy khẩn trương cho bé uống hạ sốt càng sớm càng tốt
Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sốt cao:
- Viêm màng não – nhiễm trùng màng não, màng bảo vệ bao quanh não và tủy sống
- Nhiễm trùng máu – nhiễm trùng máu
- Viêm phổi – viêm mô phổi, thường do nhiễm trùng
Sai lầm khi trẻ bị sốt nhưng cha mẹ không cho con uống thuốc hạ sốt mà sử dụng phương pháp đánh cảm. Cha mẹ hoàn toàn không nên đánh cảm cho bé khi bị sốt. Việc đánh cảm càng làm tăng thêm tình nghiêm trọng ở trẻ, trẻ càng sốt cao hơn và dễ gây nên các hiện tượng biến chứng. Hơn nữa, làn da của trẻ mỏng manh, dễ bị tổn thương nếu dùng các phương pháp đánh cảm, cạo gió, làn da bé sẽ bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Một sai lầm khác khi hạ sốt cho trẻ là cha mẹ dùng biện pháp xông hơi. Đây là phương pháp truyền thống, dùng một nồi nước đun các loại lá xông hỗn hợp: xả, lá bưởi, hương nhu, chanh, gừng…. Tuy nhiên, biện pháp này không an toàn với trẻ em vì dễ gây bỏng. Hơn nữa trường hợp bé bị sốt cao, sốt virus càng không nên cho bé xông hơi vì sẽ khiến cơ thể bé bị mất nước, mất khoáng và muối càng làm cơ thể bé rơi vào mệt mỏi hơn.