Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ bị sốt mọc răng: Bỏ túi ngay những điều này nếu không muốn trẻ bị nặng thêm

Trẻ bị sốt mọc răng: Bỏ túi ngay những điều này nếu không muốn trẻ bị nặng thêm

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Trẻ bị sốt mọc răng là dấu hiệu bình thường trong sự phát triển của trẻ. Thông thường, đến giai đoạn 3-6 tháng đầu đời, bé sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên và kết thúc quá trình mọc răng sữa trong giai đoạn từ 2-3 tuổi. Dưới đây, Wikimom sẽ giới thiêu với phụ huynh một số dấu hiệu nhận biết và những lưu ý khi trẻ bị sốt mọc răng.

Tại sao trẻ bị sốt mọc răng?

tre-bi-sot-sau-tiem-phong

Trẻ bị sốt mọc răng thường chỉ kéo dài 2-3 ngày

Quan niệm sốt là dấu hiệu đương nhiên phải có khi trẻ mọc răng lâu nay được truyền tai nhau nhưng dưới góc độ y tế, đây là quan điểm chưa đúng. Vì hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học y tế nào chứng minh điều này, mà sốt không phải là dấu hiệu của mọc răng mà là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Trong quá trình mọc răng trẻ có thể bị nhiễm trùng tại chỗ. Thời điểm này, khi răng của trẻ nhú lên, chèn vào lợi khiến lợi bị sưng tấy, nhiễm trùng hoặc sinh mủ, do đó, cơ thể của trẻ bị sốt là kết quả của sự phản ứng lại của hệ miễn dịch.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi thích khám phá, cầm nắm các đồ vật và cho tay vào miệng. Đây cũng chính là một trong những thói quen khiến vi khuẩn, virus dễ tấn công, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Mất nước, mất điện giải cũng là một trong những nguyên nhân có thể kể đến. Khi trẻ quá khó chịu vì mọc răng, chúng thường ít ăn và uống, lười bú dẫn đến tình trạng mất nước và mất điện giải, từ đó gây ra sốt.

Dấu hiệu trẻ bị sốt mọc răng

tre-bi-sot-sau-tiem-phong

Trẻ sốt mọc răng thường đi kèm với dấu hiệu sưng tấy lợi

Sốt mọc răng rất dễ nhầm với sốt ở các bệnh lý khác. Thông thường, nếu mọc răng, trẻ chỉ bị sốt nhẹ từ 38-38,5 độ. Ngoài ra, kèm với dấu hiệu này là phần lợi của trẻ bị sưng đỏ, dãi chảy nhiều, trẻ quấy khóc, biếng ăn, bỏ ăn….

Cha mẹ có thể dùng tay (lưu ý rửa tay sạch sẽ hoặc đeo găng tay để kiểm tra phần lợi của bé), nếu không có hiện tượng sưng đỏ lợi thì bé không phải bị sốt mọc răng.

Sốt mọc răng cũng đi kèm với hiện tượng chân tay lạnh. Theo các nhà khoa học, trẻ bị sốt mọc răng làm hệ miễn dịch giải phóng một số hoạt chất gây co mạch máu ở chân tay nên khiến nhiệt độ ở các vùng này thấp hơn.

Một dấu hiệu khác ở một số trẻ gặp phải là hiện tượng tiêu chảy, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu điển hình. 

tre-bi-sot-sau-tiem-phong

Dấu hiệu trẻ bị sốt mọc răng không giống nhau ở mỗi bé.

Ở mỗi bé khác nhau, mức độ và diễn biến các triệu chứng nêu trên lại khác nhau. Có trẻ bị nhẹ, có trẻ bị nặng, có trẻ có đầy đủ dấu hiệu của sốt mọc răng nhưng cũng có trẻ lại không. Ngoài ra, thời gian diễn ra các triệu chứng cũng không giống nhau, có trẻ chỉ vài ngày, có trẻ lại kéo dài cả tuần. Do vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này, chỉ cần theo dõi thường xuyên, nếu có dấu hiệu bất thường hãy đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất để thăm khám.

Cách hạ sốt mọc răng cho bé an toàn, hiệu quả tại nhà

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, chán ăn, cha mẹ cần có biện pháp phù hợp hạ sốt cho bé để bé có thể tươi tỉnh hơn. Dưới đây là một số biện pháp hạ sốt an toàn tại nhà mà bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể áp dụng được:

  • Hạ sốt bằng chườm khăn ấm: Sử dụng khăn ấm lau toàn cơ thể cho bé, đặc biệt là các vùng tích nhiệt có nhiệt độ cao như nách, bẹn, trán
  • Hạ sốt bằng cây nhọ nồi, diếp cá: Lấy lá nhọ nồi hoặc diếp cá rửa sạch, giã nát rồi bọc vào tấm khăn mỏng chườm lên trán cho bé.
  • Khi trẻ sốt cao, cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ với liều lượng được bác sĩ chỉ định. Thông thường, liều lượng thường dùng cho trẻ theo cân nặng, chỉ dùng liều lượng paracetamol từ 10 – 15 mg/kg và cách 4 – 6 giờ/lần. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên dùng Paracetamol quá năm lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ

Ngoài các phương pháp hạ sốt trên, cha mẹ cũng nên lưu ý bổ sung nước và các chất dinh dưỡng khác cho bé đầy đủ. Thời điểm này trẻ đang khó chịu, quấy khóc và mệt mỏi, không nên ép trẻ ăn/ uống quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Nên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng, mát. Cha mẹ cũng có thể massage nướu cho bé hoặc sử dụng đồ gặm nướu để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, nên mặc đồ thoáng, dễ thấm mồ hôi cho bé để không bị mồ hôi thấm ngược vào trong khiến tình trạng của bé ngày càng tồi tệ hơn.

Khi nào trẻ cần đi bệnh viện?

Thông thường trẻ bị sốt mọc răng chỉ kéo dài từ 2-3 ngày rồi tự khỏi. Nếu như trẻ có biểu hiện sốt nhiều ngày liên tục không thuyên giảm, thì có thể đây là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng khác. Hoặc nếu trẻ có thêm các dấu hiệu bất thường như nôn mửa, phát ban, co giật, miệng sưng tây, tiêu chảy nặng …. hãy ngay lập tức cho trẻ đi khám để tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí