Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ bị sốt phải làm sao? Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ cách phòng ngừa sốt cho trẻ

Trẻ bị sốt phải làm sao? Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ cách phòng ngừa sốt cho trẻ

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Sốt là một triệu chứng thường rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân hàng đầu gây sốt là do nhiễm virus, tiếp đến là do nhiễm trùng, do tiêm phòng, do sốt xuất huyết, mọc răng hoặc có thể do nhiều trường hợp khác không rõ nguyên nhân. Vậy trẻ bị sốt phải làm sao? người thân nên xử trí như thế nào? Bài viết sau đây Wikimom sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi này.

1. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt?

Cha mẹ cần nắm rõ các kiến thức cũng như dấu hiệu nhận biết sốt ở trẻ. Thông thường, thân nhiệt tăng chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang phản ứng với sự xâm nhập của những loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết sốt ở trẻ rõ ràng nhất là khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 37,5 độ trở lên (khi đo ở nách).  Thông thường, vào buổi chiều, thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn vào buổi sáng. Bên cạnh đó, một số yếu tố như: thời tiết nóng bức, hay trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc do trẻ vừa được tắm bằng nước ấm cũng khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng hơn bình thường.


trẻ em bị sốt phải làm sao
Dấu hiệu nhận biết sốt ở trẻ rõ ràng nhất là khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 37,5 độ trở lên

2. Cách đo nhiệt độ cơ thể của trẻ

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ. Trên thị trường hiện nay có 3 loại nhiệt kế rất tiện dụng để đo nhiệt độ cho trẻ đó là: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế kỹ thuật số. Các loại nhiệt kế này sẽ giúp cha mẹ biết được chính xác trẻ có đang bị sốt hay không?

Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh thì cha mẹ nên đo nhiệt độ cho trẻ ở hậu môn để biết kết quả chính xác nhất. Bởi vì những vị trí khác như: nách, tai hay trán thường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của những nơi khác trên cơ thể.

3. Cách xác định nguyên nhân gây sốt ở trẻ?

Trẻ bị sốt, nếu nguyên nhân gây sốt do virus chính là khi trẻ mắc phải một số bệnh như: bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, hay những bệnh đường ruột, bệnh sởi… Hiện tượng sốt ở trẻ sẽ giảm dần từ 3 – 7 ngày.

Trẻ bị sốt, nếu nguyên nhân gây sốt do vi khuẩn chính là phản ứng của cơ thể trẻ với vi khuẩn gây bệnh, một số loại bệnh có thể do vi khuẩn gây ra như: viêm phổi, viêm tai giữa,… Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, tình trạng sốt do vi khuẩn có khả năng sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, hoặc dẫn đến những loại bệnh nguy hiểm khác cho trẻ.

4. Trẻ bị sốt phải làm sao?

Trẻ bị sốt phải làm sao?
Cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt giúp hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ bị sốt nên để trẻ nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, thông khí, hạn chế đông người xung quanh, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi, không nên đắp chăn cho trẻ, nên tiến hành chườm khăn ấm hoặc lau khăn ấm khắp người giúp trẻ giảm thân nhiệt, nhất là ở vị trí nách và bẹn, đồng thời cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, bổ sung thêm canxi và vitamin C. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ thì nên tăng thêm lượng bú và cữ bú. Và trường hợp trẻ có tình trạng mất nước quá nhiều thì cần cho trẻ uống thêm oresol để bù nước.

Cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt giúp hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn. Đồng thời nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn và nên pha thuốc theo đúng liều lượng quy định in trên bao bì.

Loại thuốc hạ sốt phổ biến là Paracetamol. Bạn nên cho trẻ uống thuốc Paracetamol 10-15mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng. Lưu ý, không được cho trẻ uống paracetamol quá 5 lần/ngày, đặc biệt, không tự ý dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.

5. Khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên làm gì?

Lưu ý, cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho trẻ, ngoài ra cũng nên tránh những điều sau:

  • Không nên dùng nước lạnh để tắm và lau người cho trẻ. Việc này có thể dẫn đến tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.
  • Không nên ủ ấm trẻ bằng chăn bông hoặc cho trẻ mặc quần áo quá dày khi ngủ.
  • Không nên sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, cảm lạnh đối với trẻ dưới 4 tuổi.
  • Không nên dùng lại đơn thuốc cũ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Cha mẹ cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.

6. Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt

Đối với nhóm trẻ nhỏ từ 6 tháng – 5 tuổi khi sốt có nguy cơ cao bị co giật. Do vậy, những trường hợp này, việc đầu tiên cần làm là giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Nếu trẻ bị sốt kèm theo hiện tượng co giật thì được coi là tình trạng rất nguy hiểm.

Do đó, khi thấy trẻ lên cơn co giật do sốt, bạn nên:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng trên một bề mặt bằng phẳng.
  • Không để các vật sắc nhọn xung quanh bé.
  • Nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo để giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Tuyệt đối không để trẻ tự gây thương tích cho chính mình.

Phần lớn những cơn co giật ở trẻ sẽ có thể sẽ tự hết mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, nếu trẻ bị co giật quá vài phút, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên môn càng sớm càng tốt để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ bị sốt phải làm sao?
Khi trẻ sốt, cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho trẻ

Để có thể giảm các nguy cơ phòng ngừa sốt cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh chân tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ.
  • Che chắn miệng, mũi khi hắt hơi và ho.
  • Làm sạch cẩn thận các thực phẩm trước khi chế biến.
  • Cho trẻ đi tiêm đúng, đầy đủ các mũi theo lịch tiêm phòng
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc
  • Chế độ ăn uống cần đảm bảo, đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ
  • Không gian sinh hoạt ăn ngủ và vui chơi của trẻ cần phải rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ.

Trẻ nhỏ do sức đề kháng còn non yếu nên rất dễ mắc phải các bệnh lý dẫn đến tình trạng sốt nhẹ, sốt cao. Do đó, cha mẹ, phụ huynh cần hiểu biết, nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt. Những thông tin cung cấp trên đây đều là những kiến thức cơ bản nhất có thể giúp bạn chăm sóc đúng cách khi trẻ bị sốt.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí