Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ bị sốt phát ban – Những điều cha mẹ cần biết!

Trẻ bị sốt phát ban – Những điều cha mẹ cần biết!

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Sốt phát ban ở trẻ em là một bệnh lý do virus gây nên, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi vì trẻ ở độ tuổi này thường có sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công.

Biểu hiện trẻ bị sốt phát ban 

tre-bi-sot-phat-ban
Có 3 giai đoạn thể hiện dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ

Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ được thể hiện qua 3 giai đoạn bao gồm: Thời gian ủ bệnh, thời gian phát bệnh và thời gian sau khi phát bệnh. Cụ thể:

Trước phát ban: Trẻ trong giai đoạn này thường có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc. Sau đó có triệu chứng sốt vào chiều tối hoặc đêm. Ngoài ra trẻ còn có các dấu hiệu như: ho, chảy nước mắt, nước mũi, trẻ ngủ nhiều do mệt, hay bị rối loạn tiêu hóa.

Trong phát ban: Sau một đến vài ngày sau khi trẻ hạ sốt sẽ có dấu hiệu phát ban. Ngoài ra, trẻ còn có các dấu hiệu khác kèm theo như: đi phân lỏng hoặc tiêu chảy. Các nốt ban xuất hiện các bọt nước màu đỏ, thường lan từ mặt xuống cổ, ngực, bụng và với số lượng khoảng từ vài chục đến hàng trăm nốt. Các nốt ban lưu này sẽ lưu lại trung bình từ 3-5 ngày nếu được chăm sóc, điều trị tốt.

Sau phát ban: Sau 3/7 ngày các nốt phát ban sẽ biến mất, không để lại dấu vết, trừ nốt ban do sởi gây ra. Một số trường hợp các vết mụn nhiễm khuẩn do trẻ gãi hoặc chăm sóc không đúng cách có thể hình thành sẹo. Trẻ trở lại hoạt động bình thường. Một số trường hợp hiếm gặp có thể gây viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não,…

Trẻ bị sốt phát ban có gây nguy hiểm không?

tre-bi-sot-phat-ban
Trẻ sốt phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban trên người khi tình trạng sốt giảm dần

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị sốt phát ban khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ từ 37,5 – 38 độ C hoặc trẻ có thể sốt cao đến 39, 4 độ C. Thời gian ủ bệnh sốt phát ban thường kéo dài khoảng 1 tuần, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của trẻ. Trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban trên người khi tình trạng sốt giảm dần. Cụ thể:

  • Các nốt phát ban đỏ do virus sởi gây ra: Trẻ có các triệu chứng sốt, nổi nốt ban khi sốt giảm dần. Đầu tiên, nốt ban sởi sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân trẻ. Sau đó, các nốt ban sởi sẽ lặn mất theo thứ tự xuất hiện. Do các nốt ban sởi là dạng ban sẩn, nên khi biến mất chúng sẽ để lại những vết thâm rất đặc trưng trên da. Trẻ bị sốt phát ban dạng này có thể có các triệu chứng khác kèm theo như: ho, chảy nước mũi, đỏ mắt. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến virus sởi này vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ như: biến chứng về viêm phổi, viêm não.
  • Sốt phát ban do virus rubella, hay còn gọi là ban đào: Loại sốt phát ban này đầu tiên xuất hiện ở mắt, sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát kéo dài khoảng 3 ngày. Loại ban này thường xuất hiện dày hơn ban sởi. Trẻ có thể có dấu hiệu kèm theo như: sưng hạch sau tai, hạch cổ, dưới chẩm, một số trẻ có thể bị đau khớp. Tuy nhiên, tình trạng của sốt phát ban này được xem là lành tính đối với trẻ, và không gây ra biến chứng nguy hiểm như sốt phát ban do virus..

Trẻ sốt phát ban nên kiêng gì?

Khi trẻ bị sốt phát ban, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, biểu hiện cũng như các điều kiêng kỵ nhằm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Đối với sốt phát ban ở trẻ em thì cha mẹ cần kiêng kị một số vấn đề sau đây:

Đối với chế độ ăn uống

Khi bị sốt phát ban, trẻ thường sốt cao, tiêu chảy, chán ăn dẫn đến trình trạng mất nước, hệ tiêu hóa rối loạn. Do vậy, bố mẹ không nên cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu, hay đồ ăn lạnh, hoặc các thực phẩm chưa qua chế biến. Thay vào đó nên cho trẻ ăn thức ăn mềm như: cháo, súp, các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, nước cam. Đối với những trẻ bị sốt cao, tiêu chảy nên cho trẻ uống điện giải để bù nước.

Đối với sinh hoạt

  • Không để trẻ ở nơi ẩm ướt, không gian chật kín, tù túng
  • Không để trẻ dùng tay gãi lên vùng da phát ban tránh vỡ, xước da
  • Không cho trẻ đến những khu vực đông người, hay khu vực công cộng để tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác.
  • Hạn chế để da trẻ tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất, các chất tẩy rửa lông thú nuôi tránh bệnh phát triển nặng.
  • Không nên hạn chế tắm cho trẻ, tránh gây nhiễm trùng da dẫn đến biến chứng viêm phổi, khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, nước muối loãng

Đối với trang phục

Không nên cho trẻ mặc quần áo bó sát người, chất liệu kém thông thoáng, hay chất liệu vải cứng sẽ dễ gây kích ứng da. Ngoài ra, việc trùm kín chăn hay bọc tã lót kín người trẻ sẽ khiến thân nhiệt trẻ tăng cao, tăng nguy cơ bị co giật.

tre-bi-sot-phat-ban
Trẻ bị sốt phát ban có thể chăm sóc và điều trị tại nhà đối với các trường hợp trẻ có biểu hiện bệnh bình thường

Trẻ sốt phát ban khi nào cần phải đưa trẻ đến bệnh viện?

Bố mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho trẻ bị sốt phát ban tại nhà đối với các trường hợp trẻ có biểu hiện bệnh bình thường. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp trẻ có triệu chứng nặng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám xét và điều trị kịp thời. Cụ thể:

  • Trẻ sốt cao liên tục, trên 39 độ C và không kiểm soát được nhiệt độ dù đã uống thuốc hạ sốt.
  • Sau 3 ngay phát ban trẻ vẫn không có chuyển biến tốt
  • Trẻ có miễn dịch yếu, sức đề kháng kém
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ sốt cao, tiêu chảy dẫn đến mất nước
  • Trẻ có biểu hiện sốt cao, co giật, mê sảng
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí