Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao? Cách phân biệt sốt phát ban với bệnh sởi 

Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao? Cách phân biệt sốt phát ban với bệnh sởi 

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Ở thời điểm giao mùa, nhiều trẻ em hay mắc phải bệnh sốt phát ban và hay bị nhầm lẫn với một số bệnh khác có cùng triệu chứng. Hãy cùng Wikimom tìm hiểu các triệu chứng của sốt phát ban để nhận biết được đúng bệnh cũng như cách điều trị hợp lý để trẻ nhanh chóng hồi phục.

Trẻ bị sốt phát ban có biểu hiện gì?

Trẻ bị sốt phát ban: Sốt phát ban là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính xuất hiện đột ngột với các cơn đau đầu, ớn lạnh, sốt và đau nhức toàn thân. Giống như tên gọi của bệnh, trẻ sẽ bị nóng sốt, cơ thể xuất hiện các đốm nhỏ ở toàn thân. 

Tre-bi-sot-phat-ban-phai-lam-sao

Trẻ bị sốt phát ban sẽ nổi những đốm đỏ li ti khắp cơ thể

Tùy từng thể trạng mỗi bé mà sẽ có một vài hoặc tất cả biểu hiện dưới đây:

  • Sốt: Thông thường khi trẻ bị sốt phát ban, nhiệt độ cơ thể sẽ cao, trẻ bị sốt nhẹ trên 38 độ. Tuy nhiên cũng có những trẻ bị sốt cao li bì, cha mẹ cần chú ý hạ thân nhiệt cho bé để tránh khi sốt cao quá biến chứng co giật.
  • Kèm theo sốt, trẻ sẽ bị đau họng, ho, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, biếng ăn hơn những ngày thường.
  • Phát ban thường mọc theo những cụm đốm li ti có màu đỏ xuất hiện khắp cơ thể. Với một số cha mẹ lần đầu chăm sóc con bị sốt phát ban có thể sẽ sợ hãi vì các đốm phát ban mọc quá dày nhưng hãy yên tâm, những đốm này không gây ngứa và có thể tự khỏi sau 2-3 ngày hoặc lâu hơn một chút.
  • Ngoài các biểu hiện trên, ở một số ít bé còn có các triệu chứng đau mắt, tiêu chảy, nôn mửa nhưng không phải là tất cả.

Trẻ bị sốt phát ban khác với bệnh sởi như thế nào?

Tre-bi-sot-phat-ban-phai-lam-sao

Hãy theo dõi, hạ sốt kịp thời cho trẻ khi bị sốt phát ban.

Do có một số biểu hiện tương đối giống nhau nên nhiều cha mẹ rất hay nhầm lẫn giữa sốt phát ban và bệnh sởi. Cơ bản, chúng ta có thể phân biệt 2 căn bệnh này dựa vào nguyên nhân gây bệnh như sau. 

Sốt phát ban tương đối lành tính và không có nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị sốt phát ban thường do nhiễm phải các virus thông thường, theo nghiên cứu và công bố của các nhà khoa học thì chủ yếu do nhóm virus đường hô hấp gây nên. 

Còn trẻ mắc phải bệnh sởi có nguyên nhân từ virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Đây là loại virus nguy hiểm, có tính lây lan cao và phát triển thành dịch bệnh. Khác với sốt phát ban, khi sởi biến chứng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dựa vào màu sắc của đốm ban xuất hiện trên cơ thể, với sốt phát ban, các đốm màu đỏ, sáng, không sần, không gây ngứa. Ở Sởi, đốm màu đậm, sần và thứ tự xuất hiện trên cơ thể đặc thù hơn. Các nốt mọc bắt đầu ở sau tai, sau đó lan đến mặt, dần xuống ngực, bụng và nổi kín khắp toàn thân và đôi khi gây ngứa.

Sốt phát ban có lây không?

Nguyên nhân gây ra sốt phát ban là do virus nên đây là loại bệnh có lây lan. Trẻ có thể bị lây qua tiết dịch của người bệnh, lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ cá nhân. Vì thế, khi trẻ đến những nơi đông người không đeo khẩu trang, hoặc đi học mẫu giáo, trẻ rất dễ bị lây lẫn nhau.

Cách chăm sóc trẻ sốt phát ban đúng cách

Tre-bi-sot-phat-ban-phai-lam-sao

Nhiều người kiêng tắm rửa cho bé khi bị sốt phát ban là quan điểm chưa đúng.

Có rất nhiều quan điểm sai lầm về chăm sóc trẻ bị sốt phát ban, thậm chí phản khoa học khiến tình trạng bệnh của trẻ tiến triển nặng hơn. 

Nhiều cha mẹ, ông bà truyền tai nhau phải kiêng không cho trẻ tắm rửa, kiêng gió, kiêng nước khi trẻ bị sốt phát ban. Tuy nhiên, dưới góc độ y tế, đây là nhận định không đúng. Việc tắm rửa sẽ giúp vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ. Vì khi sốt trẻ ra nhiều mồ hôi, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, nếu không cho bé tắm, tình trạng ngứa tăng, bé gãi gay ra các trầy xước trên da càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế, hãy tắm rửa cho bé bình thường bằng nước ấm, có thể cho thêm chút nước gừng để tránh việc bé bị cảm lạnh.

  • Hạ sốt phát ban cho bé đúng cách: Hãy theo dõi nhiệt độ cơ thể bé liên tục để phát hiện những biến đổi bất thường. Cha mẹ có thể dùng khăn ấm lau cơ thể bé, chườm chán, mặc đồ thoáng mát thấm hút mồ hôi cho bé. Khi bé sốt cao trên 38,5 độ, có thể sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp với cân nặng của trẻ. Nên tham vấn ý kiến bác sĩ khi cho trẻ uống hạ sốt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ bị sốt phát ban có nguy cơ thiếu nước. Hãy bù nước cho trẻ bằng nước lọc hoặc các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Nhiều trẻ bị sốt phát ban thường đi kèm với dấu hiệu đau họng, mệt mỏi, biếng ăn nên hãy lựa chọn các loại thức ăn phù hợp, chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp bé bù lại phần năng lượng đã mất.
  • Thông mũi cho trẻ: Nhiều trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi khi sốt phát ban khiến chúng trở nên khó thở, mất ngủ trằn trọc. Hãy chú ý đến điều này, khi ngủ nên kê cao gối cho trẻ, sử dụng các loại nước muối và thông mũi chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Nếu trẻ sốt cao li bì trên 39 độ , sốt quá 3 ngày không dứt, khó thở, biểu hiện tím tái…. hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí