Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng có sao không? Bao lâu sau khi tiêm phòng trẻ hết sốt
Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở hầu hết các em bé. Đây là phản ứng thông thường của cơ thể trẻ khi tiếp nhận vắc xin. Bài viết dướiđây, Wikimom sẽ lý giải các thông tin cha mẹ cần biết sau khi cho trẻ đi tiêm:
Tiêm vắc xin cho trẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu, chủ động phòng ngừa bệnh tật, giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, ít ốm đau, nhất là trong tình trạng nhiều dịch bệnh phát triển, lây lan như hiện nay.
Các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng ở Việt Nam hiện nay đều đảm bảo chất lượng, được nghiên cứu và ứng dụng, độ an toàn cao với trẻ. Vì thế, tiêm phòng vắc xin cho con trẻ là điều cần thiết ngay sau khi bé mới chào đời.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật (Hình minh hoạ)
Trẻ bị sốt sau tiêm phòng có phải là hiện tượng bình thường?
Tuỳ vào từng loại vắc xin mà sau khi tiêm, ở một số trẻ (không phải là tất cả) sẽ có những biểu hiện như:
- Biểu hiện tại chỗ: Sưng, đau, nóng.
- Trẻ có thể bị sốt nhẹ: Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng là biểu hiện thông thường, là do cơ thể đáp ứng và tiếp nhận vắc xin. Nhiệt độ của bé sẽ nhích nhẹ, dưới 39 độ. Bé có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày. Cha mẹ không cần quá lo lắng, hãy cho bé uống đủ nước, tăng cữ sữa, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bé sẽ khoẻ lại nhanh chóng.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hoá: Đây là một trong những biểu hiện cũng hay xảy ra sau khi trẻ đi tiêm. Hãy cho bé uống men tiêu hoá, đảm bảo ăn chín uống sôi, và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để bù lại năng lượng cho bé.
- Phát ban, mẩn đỏ: Tác dụng phụ này cũng có thể xảy ra sau khi bé được tiêm phòng. Do đó, sau khi tiêm các bác sĩ khuyến cáo nên cho bé ở lại theo dõi sau 30 phút để nếu có phát sinh các tác dụng phụ, hay phản ứng với thuốc sẽ kịp thời xử lý được.
Sau khi tiêm phòng bao lâu trẻ bị sốt? Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng cha mẹ nên lưu ý
Các phản ứng của trẻ sau khi tiêm phòng (Hình minh hoạ)
Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng từ 6-12 giờ. Như đã nói, đây là phản ứng bình thường khi trẻ tiếp nhận vắc xin. Cha mẹ hãy bình tĩnh, theo dõi thường xuyên và sát sao nhiệt độ của bé để có biện pháp hạ sốt phù hợp.
- Mặc quần áo cho bé thoáng mát, thấm hút mồ hôi
- Hạ sốt bằng cách chườm khăn cho bé, cha mẹ cũng có thể sử dụng miếng dán hạ sốt, hoặc thuốc hạ sốt (có chỉ định của bác sĩ)
- Tăng cường nước, sữa, thực phẩm chứa vitamin C để tăng sức đề kháng. Trong một số trường hợp cũng có thể cho bé uống orezol theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ liều lượng pha theo quy định.
- Cho bé ngủ nghỉ đúng giờ giấc, ăn chín, uống sôi
- Không đắp, bôi bất kỳ thứ gì lên vết tiêm của trẻ như chanh, khoai tây (những mẹo không kiểm chứng của cơ quan y tế) để tránh nhiễm trùng vết tiêm.
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, nhất là ban đêm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trẻ không bị sốt sau khi tiêm phòng có tốt không?
Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng là phản ứng bình thường
Đây cũng là một trong những câu hỏi cha mẹ hay thắc mắc bởi nếu như sốt là phản ứng đương nhiên, chứng tỏ cơ thể đã đáp ứng vắc xin thì không sốt liệu cơ thể có phải là không nhận vắc xin hay hệ miễn dịch của con đang gặp vấn đề gì.
Quý cha mẹ cũng không nên lo lắng vì như đã nêu, không phải bé nào sau khi đi tiêm về cũng sốt. Thế nên những trường hợp bé không bị sốt cũng bình thường. Đơn giản là cơ thể bé vẫn tiếp nhận vắc xin nhưng phản ứng diễn ra nhẹ nhàng nên không thể hiện ra các dấu hiệu bên ngoài.
Ở mỗi bé, hệ miễn dịch là khác nhau do đó, sự tiếp nhận vắc xin cũng diễn ra khác nhau.
Những sai lầm của cha mẹ khi con bị sốt sau tiêm phòng
Một số phụ huynh có tâm lý lo lắng quá mức khi cho con đi tiêm phòng nên có trường hợp đã cho con uống thuốc hạ sốt trước tiêm. Tuy nhiên, chưa có khuyến cáo khoa học chính thức nào về việc này. Theo một số khảo sát đã được công bố, nghiên cứu trên các bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt trước khi tiêm ngừa cho thấy phản ứng tạo kháng thể thấp hơn so với các bệnh nhân không dùng thuốc. Vì vậy, cha mẹ không nên cho con uống thuốc trước khi tiêm.
Lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ: Sau khi tiêm, trẻ sốt nhẹ nhưng nhiều cha mẹ không muốn con mệt mỏi, sốt lâu nên cho trẻ uống luôn thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo, chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 38,5 độ. Liều lượng thuốc hạ sốt cũng không được tuỳ tiện, phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, khi thấy vết tiêm của trẻ sưng tấy, nổi cục, nhiều cha mẹ thường xoa nắn để chỗ nổi cục vết tiêm nhanh tan, thâm chí sử dụng chanh, nhựa khoai tây, lá cây dã nát đắp lên vết tiêm. Điều này hoàn toàn không có căn cứ khoa học, ngược lại chỉ làm trẻ thêm đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Vì vậy, hãy trở thành những ông bố bà mẹ thông thái, chăm sóc cho bé đúng cách sau khi tiêm phòng.