Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc, phải làm sao?

Trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc, phải làm sao?

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ và là mối lo lớn của nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân rất quan trọng, từ đó có những phương pháp khắc phục hiệu quả, giúp trẻ có một giấc ngủ sâu, lành mạnh.

Trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc là thế nào?  

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, lúc trẻ ngủ các tế bào phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi trong năm đầu tiên và có thể đạt khoảng 80% kích thước não của người trưởng thành khi trẻ được 3 tuổi và gần 90% khi trẻ được 5 tuổi. Do đó, một giấc ngủ sâu, khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não bộ.

Những biểu hiện đặc trưng nhất của tình trạng này, có thể kể đến: trẻ khó đi vào giấc ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc và hay vặn mình, trẻ gắt ngủ, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng. Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể ảnh hướng đến sức khỏe, năng lực trí tuệ, cảm xúc, hành vi…

tre-quay-khoc-ngu-khong-sau-giac
Một giấc ngủ sâu, khỏe đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của não bộ của trẻ.

Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, có thể kể đến:

– Nguyên nhân bệnh lí: Trẻ bị thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Bên cạnh đó, thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như: kẽm, mange cũng có thể gây khó ngủ.

– Nguyên nhân sinh lí: Trẻ ăn không đủ cữ, bú không đủ no cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng quấy khóc, khó ngủ ở trẻ.

– Thói quen sinh hoạt: Chỗ ngủ của trẻ quá nhiều ánh sáng hay tiếng ồn lớn khiến bé cảm thấy khó chịu. Một số vấn đề khác như: tã bé bị ướt hay bẩn, giường chiếu không sạch sẽ gây ngứa ngáy cho trẻ.

– Trẻ có các bệnh lý: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa… cũng gây nên tình trạng khó ngủ. Như vậy có thể thấy, tình trạng trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, bố mẹ cần quan sát các biểu hiện của trẻ, nếu tình trạng kéo dài nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân khó ngủ cho bé.

tre-quay-khoc-ngu-khong-sau-giac
Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì giấc ngủ chính là nền tảng để giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.

Làm gì khi trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc?

Ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám, bố mẹ có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc. Cụ thể như sau:

–        Tập cho trẻ phân biệt được ban ngày và ban đêm: Bố mẹ nên tập cho trẻ phân biệt được thời điểm nào là ban ngày và ban đêm để trẻ không hình thành thói quen ngủ nhiều vào ban ngày gây khó ngủ vào ban đêm. Vào ban ngày, bố mẹ có thể mở rèm hoặc bật đèn để trẻ được tiếp xúc với không gian nhiều ánh sáng. Bên cạnh đó, nên thực hiện những hoạt động như trò chuyện, chơi và hát cho trẻ nghe. Khi về đêm, nên cho bé ngủ ở nơi có không gian yên tĩnh, tắt điện, kéo rèm để trẻ có ánh sáng vừa đủ, cho bé bú đủ cữ trước khi ngủ.

–        Đảm bảo một môi trường ngủ thoải mái cho trẻ: Môi trường, không gian ngủ là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Do đó, để cải thiện tình trạng trẻ quấy khóc không chịu ngủ, bố mẹ nên đảm bảo cho trẻ một môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh với nhiệt độ phòng thích hợp.

–        Hình thành trình tự ngủ ổn định cho trẻ: Trình tự ngủ ổn định không xáo trộn, được lặp đi lặp lại mỗi ngày sẽ giúp trẻ hình thành nhịp sinh học với giờ ngủ cố định. Từ đó, duy trì và có giấc ngủ đều đặn, sâu giấc hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ như mắt lim dim, ngáp, dùng tay kéo tai, quấy khóc,… và đặt trẻ xuống giường ru ngủ, hạn chế việc dùng lắc nôi hay đưa võng, bế ru khi ru ngủ để trẻ không có cảm giác bị phụ thuộc vào chúng.

tre-quay-khoc-ngu-khong-sau-giac
Nếu tình trạng trẻ quấy khóc ngủ không sâu giấc kéo dài nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân khó ngủ cho bé.

–        Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ trước khi đi ngủ: Trước khi cho trẻ đi ngủ, bố mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, mặc cho trẻ những bộ quần áo có chất liệu mềm mại, rộng rãi, dễ chịu. Đồng thời, để trẻ cảm thấy an toàn, dễ đi vào giấc ngủ hơn, có thể cho trẻ cầm nắm vật yêu thích của mình như gấu bông khi ngủ.

–        Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ đóng vai trò quan trọng để trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và tinh thần. Do đó, bố mẹ có thể bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như selen, kẽm, crom, vitamin nhóm B ,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí