Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phải làm sao, cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phải làm sao, cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

“Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phải làm sao?” là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ vẫn thường hay thắc mắc. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non yếu. Do đó thường mắc những bệnh về đường tiêu hóa như đi ngoài, tiêu chảy. Vậy trẻ sơ sinh bị đi ngoài phải làm sao, cha mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ?

Dưới đây Wikimom xin hướng dẫn các bậc cha mẹ thông tin về vấn đề này.

1. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phải làm sao? Dấu hiệu nào nhận biết

Trước hết, cha mẹ cần nhận diện được khi nào trẻ đi ngoài bình thường và khi nào khi nào trẻ đi ngoài bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Chẳng hạn, với những bé dưới 3 tháng tuổi, bé vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Còn đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày vẫn được xem là hoàn toàn bình thường.

tre-so-sinh-bi-di-ngoai-phai-lam-sao
Phân của trẻ sơ sinh bị đi ngoài có biểu hiện: phân lỏng hoặc rất lỏng, loãng, quan sát chỉ thấy toàn nước

Thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức do đó trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ sơ sinh cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu mẹ cho trẻ uống sữa công thức thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

Do đó, việc nhận định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị đi ngoài hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để có thể nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài, cha mẹ hãy chú ý:

  • Trẻ bỗng nhiên đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.
  • Phân của trẻ sơ sinh bị đi ngoài có biểu hiện: phân lỏng hoặc rất lỏng, loãng, quan sát chỉ thấy toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài nặng mà nguyên nhân là do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có biểu hiện như: phân kèm máu, trẻ khó chịu, nôn ói, hay quấy khóc, bú kém, cũng có thể sốt hoặc không.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đi ngoài do đâu?

Trẻ sơ sinh nhận nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, trẻ bị đi ngoài có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột: Được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là do virus Rota. Đây là loại virus gây ra các bệnh như: viêm ruột, viêm dạ dày, và một số bệnh nhiễm trùng khác….
  • Trẻ không dung nạp lactose: Lactose là một thành phần có trong sữa công thức, và cả sữa bò, sữa mẹ. Nếu cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase (một loại enzyme cần thiết giúp tiêu hóa lactose) thì sẽ khiến cho hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột và gây nên các vấn đề về đường ruột, trong đó làm cho trẻ bị đi ngoài.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn non nớt, và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Do đó, nếu bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức cũng sẽ khiến trẻ có thể bị đi ngoài. Hay thậm chí, khi mẹ ăn một vài món ăn khác lạ trong thực đơn, hoặc thực đơn ăn dặm của trẻ có những món khác lạ cũng có thể gây tình trạng đi ngoài ở trẻ.
tre-so-sinh-bi-di-ngoai-phai-lam-sao
Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh

3. Cách điều trị hiệu quả cho trẻ sơ sinh khi bị đi ngoài

Khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, cha mẹ cần lưu ý và thực hiện những biện pháp chăm sóc như sau:

  • Bổ sung chất điện giải Oresol hoặc cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất khi bé bị đi ngoài.
  • Nên vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn. Mặt khác, sau khi trẻ đi vệ sinh hoặc trước và sau khi ăn, cha mẹ đều phải rửa sạch tay cho trẻ bằng xà phòng.
  • Luôn giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh, lau chùi hoặc khử trùng đồ chơi và các vật dụng của trẻ.
  • Cha mẹ phải cho con ăn những loại thực phẩm được nấu chín kỹ, an toàn. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm đã để lâu ngày hoặc thức ăn ôi thiu.
  • Cho trẻ ăn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa như: súp, cháo. Ngoài ra, bố mẹ chỉ cho con ăn đồ nhạt và không nên cho những loại gia vị dễ kích ứng dạ dày của trẻ như ớt, hạt tiêu,… vào trong thức ăn của bé.
  • Cho trẻ uống liều Rota đầy đủ, đúng lịch để để phòng tiêu chảy ở trẻ do Rotavirus gây ra.
  • Trong trường hợp trẻ vừa sốt cao, vừa bị đi ngoài liên tục thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Cho trẻ uống liều Rota đầy đủ, đúng lịch để để phòng tiêu chảy ở trẻ do Rotavirus gây ra

4. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phải làm sao, cha mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ?

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng khi chăm sóc cho trẻ bị đi ngoài:

  • Đầu tiên, để tránh cho trẻ bị mất nước, cha mẹ cần tăng thêm lượng sữa, hay cho trẻ bú nhiều hơn để bổ sung vào lượng nước đã mất.
  • Sau mỗi lần trẻ đi ngoài, cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm khoảng 50-100ml nước điện giải.
  • Cần đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ, đặc biệt là trước khi cho bé bú và sau khi thay tã cho trẻ.
  • Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc chống đi ngoài cho bé dùng khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu trẻ sơ sinh đã ăn dặm, cha mẹ có thể thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn của trẻ như: táo, chuối, sữa chua…Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý tránh cho trẻ ăn các thực phẩm khiến tình trạng đi ngoài của bé nặng hơn như: thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh…
  • Nếu trẻ bị đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước trầm trọng, và nếu không cứu chữa kịp thời sẽ khiến trẻ dẫn đến tình trạng: suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Do đó, ngay khi phát hiện thấy những triệu chứng nặng khi trẻ bị đi ngoài, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hay cơ sở y tế càng sớm càng tốt để trẻ được cấp cứu và xử trí kịp thời.
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí