Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ sốt viêm họng là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ sốt viêm họng là dấu hiệu của bệnh gì?

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Trẻ sốt viêm họng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý cha mẹ nên chú ý để có phương pháp điều trị kịp thời cho bé. Tùy vào từng triệu chứng cụ thể đi kèm với sốt và viêm họng mà các bác sĩ có thể chẩn đoán căn bệnh mà bé nhà bạn đang mắc phải.

Trẻ sốt viêm họng là dấu hiệu của bệnh gì?

tre-bi-sot-viem-hong

Trẻ sốt viêm họng có thể là đang mắc bệnh cảm lạnh thông thường.

Ở nhiều trẻ em, viêm họng có thể đơn giản chỉ một phần của bệnh cảm lạnh thông thường, không gây ra bất kỳ vấn đề gì và trẻ sẽ tự khỏi bệnh mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ bị viêm họng, trong đó phải kể đến các nguyên nhân cụ thể sau:

  • Trẻ bị áp xe quanh amidan hoặc sau họng. Đây là tình trạng tụ mủ phía sau amidan hoặc phía sau cổ họng và có thể nguy hiểm. Khi đó, biểu trẻ bị đỏ và sưng ở một bên cổ họng, hoặc đau họng dữ dội kèm theo sốt và cứng cổ.
  • Viêm miệng: Đây là bệnh do virus gây ra và dẫn đến vết loét ở miệng và cổ họng. Tình trạng này sẽ tự thuyên giảm nhưng có thể khiến việc ăn uống trở nên rất khó chịu, đó là lý do tại sao một số trẻ bị viêm miệng (đặc biệt là trẻ nhỏ) cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc và bỏ ăn. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể tham khảo bác sĩ, cho bé sử dụng một số loại thuốc có thể giúp các vết loét đỡ đau và giúp việc ăn uống của trẻ dễ dàng hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Khi trẻ bị viêm họng sốt cao, cũng có thể đây là tình trạng của viêm mũi họng cấp. Ngoài biểu hiện viêm họng, sốt, trẻ sẽ có những triệu chứng kèm theo như chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa… Hãy theo dõi con bạn, nếu bé không thuyên giảm sau 3 ngày nên đưa bé đến viện để được thăm khám.
tre-bi-sot-viem-hong

Trẻ bị viêm họng sốt cao, cũng có thể đây là tình trạng của viêm mũi họng cấp.

  • Viêm nắp thanh quản. Hãy lưu ý khi bé bị sốt viêm họng cũng có thể là em bé của bạn đang bị viêm nắp thanh quản. Tình trạng nhiễm khuẩn ở vạt mô phía trên dây thanh âm. Nó thường che khí quản trong khi nuốt. Các triệu chứng chính là đau họng dữ dội, chảy nước bọt và sốt. Nó có thể gây tắt đường thở nên đây là bệnh cực kỳ nghiêm trọng, có thể gây ra tử vong.
  • Một bệnh nữa cũng có dấu hiệu sốt viêm họng đó là viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu mắc bệnh này, trẻ sẽ có các triệu chứng bao gồm đau họng, sốt, nhức đầu, đau dạ dày, buồn nôn và ói mửa.

Trên đây là một số căn bệnh có triệu chứng sốt viêm họng mà các bậc cha mẹ nên chú ý. Để biết chính xác bé bị mắc bệnh gì, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận được tư vấn, phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Cách chăm sóc trẻ sốt viêm họng

tre-bi-sot-viem-hong

Cha mẹ nên chú ý theo dõi nhiệt độ của trẻ và chăm sóc bé đúng cách.

Khi trẻ bị sốt viêm họng, trẻ sẽ bị gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, mệt mỏi và mất nước do sốt. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi sát sao nhiệt độ của trẻ. Cách mỗi tiếng hãy dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ hãy cho trẻ uống hạ sốt theo liều lượng được chỉ định. Tuân thủ khoảng cách giữa các lần cho bé uống hạ sốt, thông thường các lần cách nhau từ 4-6 tiếng.

Bổ sung nước đầy đủ cho bé, có thể là nước lọc, sữa, nước trái cây giàu vitamin C.

Do bị viêm họng nên bé gặp khó khăn khi nuốt, hãy cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Hãy cố gắng tối đa để bé không bị mất nước quá nhiều. Cha mẹ cũng không nên ép bé ăn uống. Chỉ nên cho bé ăn hết khẩu phần ăn, hoặc chia nhỏ thành các bữa trong ngày để trẻ không bị áp lực nhân đôi khi vừa mệt mỏi do sốt viêm họng, vừa mệt mỏi do bị ép ăn uống. 

Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ hãy hạ thân nhiệt cho bé bằng cách mặc đồ mỏng, thấm hút mồ hôi, chườm ấm cho bé hoặc dùng các mẹo hạ sốt bằng chanh, miếng dán hạ sốt…. Cha mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giúp tình trạng sốt viêm họng của bé thuyên giảm như cho bé uống nước mật ong ngâm hoa đu đủ, nước hấp quất mật ong, gừng, đường phèn với húng bạc hà (lưu ý không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh)….

Vệ sinh mũi họng cho bé đúng cách bằng dung dịch nước muối loãng. Hãy hút mũi, vệ sinh đúng cách để nước muối không đọng lại dễ gây viêm sang tai.

Không cho bé ăn các đồ ăn lạnh, nước đá vì càng làm tình trạng viêm họng nặng hơn, sưng phù nề hơn.

Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ, tránh cho bé tiếp xúc với khói bụi…

Đặc biệt trẻ bị sốt viêm họng mệt mỏi nên bé sẽ ngủ nhiều hơn. Hãy chú ý chăm sóc trẻ nhất là ban đêm để tránh việc bé bị đột ngột sốt cao mà cha mẹ không biết. Tình trạng này rất nguy hiểm có thể biến chứng nguy hiểm như sốt co giật, tím tái… không được hỗ trợ kịp thời có thể ảnh hưởng đến não bộ, thậm chí gây tử vong.

Trên đây là một số thông tin Wikimom giới thiệu đến quý bạn đọc, rất mong chúng tôi có thể mang lại những điều hữu ích để cha mẹ chăm sóc bé một cách tốt nhất.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí