Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách đề phòng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách đề phòng

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

 Một trong những căn bệnh hay gặp ở trẻ trong nhóm các bệnh về đường hô hấp chính là viêm mũi dị ứng. Vậy viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách đề phòng? Wikimom xin giới thiệu trong bài viết dưới đây:

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em gây ra bởi tác nhân nào?

Viêm mũi dị ứng thường  xảy ra ở mắt, mũi và cổ họng. Nó xảy ra khi các chất gây dị ứng trong không khí kích hoạt giải phóng histamine trong cơ thể. Khi histamine bị giải phóng sẽ khiến kích ứng mũi, sưng phù và tăng tiết dịch mũi.

Theo các nhà khoa học, viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Ở nước ta, đặc biệt vào mùa đông và mùa xuân hoặc thời điểm giao mùa ở miễn Bắc, rất nhiều trẻ em bị mắc căn bệnh này.  Hoặc những trẻ em trong gia đình có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm mũi dị ứng, chàm, hen suyễn hoặc dị ứng thực phẩm cũng rất dễ bị viêm mũi dị ứng.

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, chất thải của gián và lông động vật, khói bụi ô nhiễm.

Trẻ mắc các bệnh dị ứng khác như chàm, dị ứng thực phẩm, hen suyễn cũng có nhiều khả năng bị bệnh này.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không? Biểu hiện của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là loại bệnh phổ biến và không gây nguy hiểm. Một vài triệu chứng dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe của bé và xác định bé có bị mắc viêm mũi dị ứng hay không. Hãy chú ý các biểu hiện dưới đây:

Viem-mui-di-ung-o-tre-em

Hắt hơi là một trong các biểu hiện của viêm mũi dị ứng ở trẻ em.

  • Các triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng bao gồm hắt hơi dai dẳng, chảy nước mũi, ngứa và nghẹt mũi. 
  • Các triệu chứng ở mắt cũng rất phổ biến. Viêm kết mạc dị ứng có liên quan đến ngứa, đỏ mắt và chảy nước mắt.
  • Các triệu chứng tiềm ẩn khác bao gồm ngứa môi trên, chảy nước mũi sau và ho.
  • Trẻ bị ho (đặc biệt là về đêm) do dịch mũi chảy xuống phía sau cổ họng
  •  Viêm mũi dị ứng thường liên quan đến hen suyễn, là một yếu tố gây nguy cơ khởi phát bệnh hen suyễn.

Viêm mũi dị ứng có vẻ vô hại so với các tình trạng bệnh lý khác và không có biến chứng dẫn đến tử vong. Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ cảm thấy rất khó chịu vì nó làm làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ và chức năng nhận thức, nhiều bé bị mệt mỏi, quấy khóc.

Viem-mui-di-ung-o-tre-em

Trẻ có thể bị chảy nước mũi khi bị viêm mũi dị ứng.

Có chữa khỏi được bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em không?

Do các tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em xuất phát chủ yếu từ chất lượng không khí, môi trường sống của trẻ nên bệnh này không thể chữa trị hoàn toàn. Do chúng ta  không thể hoàn toàn loại bỏ các nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng trong môi trường sống của trẻ.

Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ 

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm như khói bụi xe cộ, khói thuốc lá
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, khô thoáng, không ẩm mốc
  • Vệ sinh chăn gối, đêm, hút bụi thường xuyên để tránh các mạt bụi xâm nhập vào cơ thể trẻ
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với lông động vật chó mèo, các loại phấn hoa…
  • Xịt rửa mũi thường xuyên bằng nước muối để làm sạch khoang mũi
  • Vệ sinh răng miệng cá nhân của bé sạch sẽ
  • Ngoài các biện pháp trên, cha mẹ cũng nên chủ động bồi bổ sức khỏe cho bé, tăng khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng bằng việc cho trẻ ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại thức phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. 
  • Cho bé uống đủ nước, ăn chín uống sôi.
  • Giữ ấm cho bé khi trời lạnh hoặc khi thời tiết giao mùa.

Cha mẹ lưu ý không tự ý sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ, không tự ý mua thuốc nhỏ để tránh các trường hợp ngộ độc corticoid…

Chỉ nên sử dụng thuốc nếu được bác sĩ chỉ định. Thông thường, các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng được chia ra thành các dạng: thuốc uống hoặc dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc xịt mũi. Các loại thuốc bao gồm: Thuốc kháng histamine, Corticosteroid, Thuốc thông mũi.

Viem-mui-di-ung-o-tre-em

Hãy đưa trẻ đi khám nếu dịch mũi dày hoặc có màu vàng hoặc xanh lục.

Cha mẹ hãy theo dõi các triệu chứng của trẻ, nếu có các dấu hiệu này thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để đề phòng các trường hợp rủi ro: 

  • Các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn, ngay cả khi con bạn dùng thuốc thường xuyên.
  • Trẻ có dấu hiệu buồn ngủ hoặc hoạt động nhiều hơn bình thường sau khi uống thuốc.
  • Nếu dịch mũi dày hoặc có màu vàng hoặc xanh lục. Đây không phải là điển hình của viêm mũi dị ứng. Bé có thể bị “cảm lạnh” do virus hoặc nhiễm trùng khác cần được điều trị.
  • Bé bị sốt cao li bì không hạ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em mà các bậc cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bé và có các biện pháp chữa trị, can thiệp kịp thời. 

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí