Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Viêm tai ngoài là gì? Viêm tai ngoài ở trẻ em có thể gây điếc không?

Viêm tai ngoài là gì? Viêm tai ngoài ở trẻ em có thể gây điếc không?

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Viêm tai ngoài là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có tiền sử tiếp xúc nhiều dưới nước như bơi lội. Vậy viêm tai ngoài là gì, nó có thể gây điếc ở trẻ em hay không? Trong bài viết này, Wikimom xin giới thiệu đến phụ huynh các thông tin về căn bệnh này.

Viêm tai ngoài là gì? Nguyên nhân của bệnh

Viêm tai ngoài thường do nhiễm trùng, thường là do vi khuẩn hoặc nấm và  cũng có thể liên quan đến nhiều quá trình da liễu cục bộ hoặc toàn thân không nhiễm trùng. 

Nguyên nhân gây ra bệnh thường từ các yếu tố như:

  •  Vi khuẩn, trong đó các loại vi khuẩn như Pseudomonas Aeruginosa, Staph. Aureus và Proteus là phổ biến nhất gây nên tình trạng bệnh.
  •  Nấm như các chủng Aspergillus, Candida
  •  Virus  như Herpes Simplex và zoster cũng có thể gây nên bệnh.

Một số trẻ em bị viêm tai ngoài có tiền sử bị bệnh chàm, bệnh vẩy nến, viêm da tiết bã nhờn.

viem-tai-ngoai

Ngoài ra, các yếu tố khác như độ ẩm trong tai quá cao (thường gặp ở các trẻ có thời gian tiếp xúc lâu dưới nước như bơi lội) và chấn thương, cả hai đều làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của ống tai và dễ gây nên viêm tai ngoài.

Việc có quá nhiều độ ẩm trong tai có thể gây kích ứng da trong ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập. Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất vào mùa hè, khi các bé thường xuyên bơi lội.

Hoặc bất cứ điều gì làm tổn thương da ống tai đều có thể dẫn đến nhiễm trùng. Da khô hoặc chàm, thói quen gãi ống tai, làm sạch tai bằng tăm bông đều có thể làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài.

Các nhà nghiên cứu cũng không loại trừ việc trẻ bị nhiễm trùng tai giữa, mủ tích tụ ở tai giữa có thể chảy vào ống tai qua một lỗ trên màng nhĩ và gây ra bệnh viêm tai ngoài.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai ngoài 

Hai triệu chứng biểu hiện đặc trưng nhất của viêm tai ngoài là đau tai (khó chịu ở tai) và chảy nước tai (chảy ra hoặc chảy ra từ ống tai ngoài). Trẻ có thể cảm giác khó chịu ở tai thể từ ngứa đến đau dữ dội, trầm trọng hơn khi cử động tai hoặc khi nhai. Nếu tình trạng viêm gây sưng tấy đến mức làm tắc ống tai ngoài, trẻ sẽ có thể bị ù tai và mất thính giác.

viem-tai-ngoai

Tai ngoài có thể đỏ hoặc sưng tấy, các hạch bạch huyết xung quanh tai có thể sưng to và mềm. Đôi khi, có dịch chảy ra từ ống tai – lúc đầu chất này có thể trong, sau đó chuyển sang màu đục, hơi vàng và giống mủ.

Thính lực có thể bị ảnh hưởng tạm thời nếu mủ hoặc sưng tấy làm tắc ống tai. 

Hầu hết, trẻ bị viêm tai ngoài thường không bị sốt. Tuy nhiên, cha mẹ hãy chú ý đến tình trạng của con mình để có hướng điều trị kịp thời

Viêm tai ngoài có nguy hiểm không, cách khắc phục?

Viêm tai ngoài có nhiều dạng, chia làm 2 dạng chính là viêm ống tai ngoài và viêm tai ngoài khu trú (còn gọi là nhọt ống tai). Trong đó viêm tai ngoài khu trú nguy hiểm hơn viêm ống tai ngoài. Do nó có chứa nhiều mủ nên gây tình trạng đau nhức cho trẻ và nếu mủ bị vỡ mang theo vi khuẩn lan rộng đến các vùng khác. 


Hầu hết khi khi bị viêm tai ngoài, trẻ sẽ được các bác sĩ thăm khám, soi tai và lấy các dị vật, mủ nếu có làm thông thoáng ống tai ngoài. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xác định tình trạng, mức độ viêm nhiễm để cân nhắc sử dụng các loại thuốc để điều trị viêm tai ngoài cho trẻ. 

viem-tai-ngoai

Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc nhỏ kháng sinh/steroid tại chỗ. Thuốc nhỏ clotrimizole dùng điều trị nhiễm nấm. 
  • Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đặt một miếng bông đặc biệt, gọi là bấc tai, vào trong ống tai để giúp giọt kháng sinh đến được màng nhĩ của trẻ.

Duy trì khoảng 7-10 ngày tình trạng bệnh của bé sẽ khỏi.

Lưu ý, cha mẹ nên giữ cho tai trẻ khô thoáng, trong thời gian trẻ bị bệnh không nên để nước vào tai trẻ, không cho bé bơi lội để tránh bệnh nặng hơn và dễ dàng tái lại.

Viêm tai ngoài ở trẻ em có thể gây điếc không?

Dưới đây là một số biến chứng của viêm tai ngoài nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

  • Chít hẹp ống tai: Khi trẻ bị bệnh lâu ngày không được chữa trị dễ dẫn đến tình trạng thu hẹp ống tai, khi đó trẻ có thể bị giảm thính giác, một số trường hợp nặng trẻ có thể bị điếc vĩnh viễn. Khi bị điếc, đặc biệt các trẻ trong độ tuổi 6 tháng -2 tuổi sẽ ảnh hưởng lây sang khả năng ngôn ngữ của trẻ. Do vậy cha mẹ hãy hết sức lưu ý.
  • Ngoài ra khi bị viêm tai ngoài, trẻ dễ bị hình thành các áp xe do mủ tích đọng.
  • Thủng màng nhĩ cũng là một biến chứng dễ gặp nếu các dị vật của trẻ ở trong tai lâu ngày không được lấy ra, hoặc khi trẻ tự dùng tăm bông ngoáy tai/ cha mẹ ngoáy tai cho trẻ không đúng cách cũng có thể gây ra biến chứng này.
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí