Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Cách phòng tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Cách phòng tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Dưới đây, Wikimom sẽ giới thiệu với các bậc cha mẹ nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là gì?

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt để đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau.

Sắt là khoáng chất vô cùng quan trọng và cần thiết cho cơ thể để tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là ở trẻ em.  Cơ thể trẻ sử dụng sắt để tạo ra huyết sắc tố, một loại protein trong hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể và myoglobin, một loại protein cung cấp oxy cho cơ bắp. Cơ thể cũng cần sắt để tạo ra một số hormone

Việc thiếu máu thiếu sắt tác động đến nhiều chức năng của cơ thể như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức ở trẻ.

benh-thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em

Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là gì?

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan khiến trẻ bị bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ bao gồm:

  • Chế độ ăn uống của trẻ không cung cấp đủ chất sắt. Trẻ nhận được chất sắt từ thực phẩm trong chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ chất sắt trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ thực sự. Theo các nhà khoa học, chỉ có 1 mg sắt được hấp thụ cho mỗi 10 đến 20 mg thực phẩm giàu chất sắt được ăn vào.

Trẻ sơ sinh đủ tháng được sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh sẽ được cung cấp chất sắt trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu máu hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể không có đủ chất sắt dự trữ. Ở những trẻ sinh non càng có nguy cơ thiếu sắt. 

Khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong thai kỳ ở mức thấp. Và nhiều chất sắt được sử dụng hơn khi trẻ sơ sinh lớn lên. Do vậy trong quá trình mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, nếu mẹ ăn uống không đủ sắt cũng khiến bé gặp tình trạng này. 

Ở các trẻ lớn hơn, trong thực đơn hằng ngày chưa có các thực phẩm cung cấp sắt nên trẻ dễ bị thiếu máu thiếu sắt.

  • Thay đổi cơ thể: Những thay đổi của cơ thể, chẳng hạn như sự tăng trưởng nhanh chóng ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên đòi hỏi phải tăng cường sản xuất sắt và hồng cầu.
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa: Khả năng hấp thu sắt kém là hiện tượng thường gặp ở một số trẻ có đường tiêu hóa kém. Khi trẻ ăn thực phẩm có chứa sắt, phần lớn chất sắt sẽ được hấp thu ở phần trên của ruột non. Bất kỳ sự bất thường nào ở đường tiêu hóa đều có thể làm thay đổi sự hấp thu sắt và gây thiếu máu do thiếu sắt.
  • Trẻ bị nhiễm giun sán, những vật ký sinh này sẽ hút máu của trẻ để phát triển, nên những trẻ bị nhiễm giun sán cũng có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt.
  • Mất máu: Mất máu có thể làm giảm chất sắt. Nguồn mất máu có thể bao gồm xuất huyết tiêu hóa, chảy máu kinh nguyệt hoặc chấn thương ở trẻ.
  • Ngoài ra, nguyên nhân do di truyền cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh này.  
benh-thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em

Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có các biểu hiện gì?

Cha mẹ hãy chú ý sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu thiếu sắt ở trẻ. Trẻ có thể xuất hiện toàn bộ hoặc một vài triệu chứng dưới đây:

  • Da của trẻ nhợt nhạt, xanh xao
  • Trẻ khó chịu hoặc quấy khóc, mệt mỏi
  • Tim đập nhanh hoặc bé đôi khi sẽ cảm thấy khó thở
  • Lưỡi của bé bị đau hoặc hãy để ý nếu nó bị sưng lên
  • Trẻ biếng ăn, loét miệng
  • Một số biểu hiện ít gặp hơn đó là trẻ bị rụng tóc, đau đầu…

Các biện pháp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt trẻ em

benh-thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em

Xây dựng chế độ ăn giàu sắt cho trẻ: 

Những trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ hoặc bú mẹ một phần nên được bổ sung sắt hàng ngày cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm được những thực phẩm giàu chất sắt.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi nên ăn thực phẩm giàu chất sắt như ngũ cốc có bổ sung sắt, thịt đỏ và rau có bổ sung sắt. Trái cây có vitamin C cũng rất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt. Vì thế, trong quá trình mang thai và nuôi con sữa mẹ, mẹ nên bổ sung sắt đầy đủ để bé không bị bệnh thiếu máu thiếu sắt. 

Với các trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể bổ sung các nguồn sắt tốt có trong các loại thực phẩm bao gồm:

  • Ngũ cốc, bánh mì, mì ống và gạo giàu chất sắt
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, gan và các loại nội tạng khác như gan
  • Thịt gia cầm như thịt gà, vịt, gà tây …
  • Cá và các động vật có vỏ như trai, hàu, cá mòi và cá cơm
  • Các loại rau lá xanh thuộc họ cải bắp, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn, rau củ cải và cải rổ
  • Các loại đậu như đậu xanh; đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu đen….
  • Bánh mì và bánh cuộn làm từ lúa mì nguyên chất có men

Chất bổ sung sắt:

Ngoài bổ sung chế độ ăn uống giàu sắt cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc nhỏ hoặc viên sắt trong vài tháng để tăng lượng sắt trong máu. Chất bổ sung sắt có thể gây kích ứng dạ dày và làm mất màu nhu động ruột. Nên uống khi bụng đói hoặc với nước cam để tăng khả năng hấp thu. 

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí