Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng trẻ 6 tháng biếng ăn

Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng trẻ 6 tháng biếng ăn

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Biếng ăn là một vấn đề rất thường gặp ở trẻ nhỏ, do nhiều nguyên nhân gây ra. Trẻ biếng ăn, nhất là với trẻ 6 tháng biếng ăn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để lựa chọn được giải pháp phù hợp với trẻ.

Dưới đây Wikimom xin chia sẻ cho ba mẹ về các giải pháp giúp khắc phục tình trạng biếng ăn cho trẻ 6 tháng.

1. Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 6 tháng

tre-6-thang-bieng-an
Trẻ 6 tháng biếng ăn, do các nguyên nhân chính bao gồm: biếng ăn sinh lý,, biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý hay biếng ăn do chế độ ăn uống không đúng

Giai đoạn biếng ăn của trẻ có thể xảy ra ở thời kỳ 6 tháng đến 1 tuổi hay lớn hơn. Trong đó thời gian 6 tháng tuổi là mốc quan trọng khởi đầu đánh dấu giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, trẻ cũng sẽ dễ mắc chứng biếng ăn do sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cũng như hệ tiêu hóa. 

Trẻ 6 tháng biếng ăn, do các nguyên nhân chính bao gồm: biếng ăn sinh lý,, biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý hay biếng ăn do chế độ ăn uống không đúng. Trẻ 6 tháng tuổi biếng ăn sinh lý nguyên nhân do những thay đổi nội môi của cơ thể trong quá trình phát triển. Trong đó, nguyên nhân do mọc răng là lý do làm cho bé dễ biếng ăn, bỏ ăn nhất, vì răng mọc khiến  nướu của trẻ bị sưng đau, gây sốt.

2. Hậu quả khôn lường khi trẻ 6 tháng biếng ăn 

Biếng ăn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 6 tháng nếu không được phát hiện và sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của sức khỏe thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Cụ thể như sau:

Thiếu dưỡng chất làm rối loạn sự tăng trưởng

Trẻ em nhất là trẻ đang phát triển trong giai đoạn 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ rất lớn. Khi trẻ biếng ăn, nguồn dưỡng chất nạp vào mỗi ngày không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển như: thiếu vitamin A khiến mắt khô; thiếu vitamin B1 có thể gây bệnh tê phù da; thiếu sắt có nguy cơ gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxi có thể gây bệnh còi xương, … 

Chậm phát triển trí não

Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một số chất quan trọng sau: Protein, DHA, Omega 3, Omega 6, Sắt, Taurine… những chất này tác động trực tiếp đến hoạt động của não bộ.

Các nghiên cứu cho biết, trẻ bị biếng ăn thua kém về điểm trí tuệ hơn hẳn so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và sự thua kém này có thể ảnh hưởng đến 5 năm phát triển về sau của trẻ.

tre-6-thang-bieng-an
Trẻ 6 tháng biếng ăn nếu không được phát hiện và sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của sức khỏe thể chất cũng như trí tuệ của trẻ

Sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh

Trẻ biếng ăn sẽ khiến sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ suy giảm nghiêm trọng, khiến cho các vi khuẩn, virus gây bệnh dễ dàng tấn công. Đặc biệt là những bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp như: tiêu chảy, viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi…

Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chỉ số cảm xúc (EQ)

Những trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè, hay thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Còn những trẻ biếng ăn sẽ có chỉ số EQ thấp, khiến trẻ bị thụ động, khó hòa nhập với bạn bè… lâu dài có thể dẫn đến chứng tự kỷ, học hành kém.

3. Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

– Bữa ăn của trẻ phải được thiết kế đa dạng, đủ chất:

  • Trong bữa ăn hàng ngày, trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và các khoáng chất để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Cha mẹ nên kết hợp cân đối các nhóm chất này trong 2 bữa ăn hàng ngày của trẻ và nên đổi món  thường xuyên để tạo cảm giác lạ miệng, giúp trẻ ăn ngon hơn.
  • Thành phần các chất dinh dưỡng cần cân đối.
  • Số bữa ăn dặm nên tăng dần từ 1 bữa lên 2 bữa/ ngày, để cho hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian kịp thích nghi.
  • Nên cho trẻ ăn theo nguyên tắc bắt đầu từ dạng lỏng tới đặc, ăn từ ít đến nhiều, ăn từ đồ ngọt tới đồ mặn.
  • Thực đơn và cách chế biến thức ăn dặm cho trẻ cần đa dạng, và nên thay đổi hàng ngày để trẻ cảm thấy lạ miệng, giúp trẻ ăn ngon hơn.
  • Đảm bảo về chất lượng và vệ sinh thực phẩm an toàn. Nên chọn các loại thực phẩm còn tươi mới và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hơn thế, cha mẹ cũng nên tránh mua các loại thức ăn được nấu sẵn vì có thể sẽ chứa chất chất gây hại cho trẻ.
tre-6-thang-bieng-an
Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, trong bữa ăn cha mẹ không nên dọa nạt, ép bé ăn

– Không dọa nạt, ép bé ăn:

Khi bắt đầu cho trẻ ăn mà bé từ chối, cha mẹ nên ngừng lại lúc đó, và chờ thêm 5 – 10 phút sau để trẻ quên đi và tiếp tục cho trẻ ăn tiếp. Hoặc nếu trẻ đang ăn nhưng không muốn ăn nữa thì cha mẹ nên dừng lại, không nên ép trẻ ăn cố dù chỉ là 1 – 2 thìa nhỏ. Dọa nạt trẻ khi ăn, hay cố ép trẻ ăn sẽ chỉ làm trẻ sợ hãi, gây biếng ăn hơn.

– Nếu trẻ đang uống thuốc:

Nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, để trẻ đủ hấp thu đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng. Thức ăn của trẻ cần chế biến dạng mềm,  lỏng và hợp khẩu vị của trẻ, để trẻ cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hóa hơn. Nếu trẻ khó cho uống thuốc, cha mẹ nên chia sẻ với bác sĩ để được kê loại thuốc dễ uống hơn; không nên pha thuốc lẫn vào thức ăn để lừa trẻ ăn, điều này sẽ làm trẻ thấy sợ ăn hơn.

– Nếu trẻ biếng ăn bẩm sinh:

Cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và hướng dẫn các cách chăm sóc, cũng như đưa ra chế độ ăn phù hợp với trẻ. Sau đó, cho trẻ ăn theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ, để giúp trẻ khắc phục tình trạng biếng ăn.

– Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé:

Cha mẹ có thể bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng như: selen, kẽm, lysine, và vitamin nhóm B giúp trẻ ngon miệng và hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, kích thích khả năng tiêu hóa của trẻ, cha mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh cho bé. Khi hệ tiêu hóa làm việc tốt sẽ giúp trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống.

Hơn thế nữa, việc điều chỉnh và cải thiện các triệu chứng gây biếng ăn ở trẻ có thể diễn ra trong một thời gian dài nên cha mẹ cần phải bình tĩnh và kiên trì bổ sung dưỡng chất cho trẻ kể cả qua đường ăn uống hay bổ sung thêm các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, khi sử dụng thực phẩm chức năng, cha mẹ nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên, dễ hấp thụ, không nên cho trẻ dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi các loại thực phẩm chức năng liên tục.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí