Khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ như thế nào là đúng?
Khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ em rất quan trọng đối với từng giai đoạn phát triển của bé. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng chính giúp chúng phát triển khỏe mạnh do đó, cha mẹ cần lưu ý xây dựng chế độ, khẩu phần ăn cho bé phù hợp.
Khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ cần những nhóm chất nào?
Chế độ và khẩu phần ăn uống tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động và các đặc điểm khác của trẻ.
Về cơ bản, trong khẩu phần ăn của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm chất như sau: Đạm, tinh bột, rau củ và chất béo.
Chất đạm: Cha mẹ có thể bổ sung đạm cho con bằng cách cho bé ăn các loại thực phẩm như hải sản, trứng, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt. Thịt thịt cũng là nguồn bổ sung đạm dồi dào, bên cạnh đó nó còn chứa nhiều vitamin B12 và sắt tốt. Một chế độ ăn giàu chất sắt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Theo các nhà nghiên cứu, trẻ cần được bổ sung khoảng 2gr chất đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Cụ thể:
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 15 – 18gr/ngày
Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 20 – 23gr/ngày
Trẻ từ 7 – 10 tuổi: 28 – 32gr/ngày
Trẻ từ 11 – 14 tuổi: 42 – 45gr/ngày
Trong khẩu phần ăn của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm chất
Tinh bột: Thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bánh mì, gạo và mì ống là nguồn cung cấp năng lượng tốt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ em vì trẻ thường rất năng động. Ngoài ra, các loại thực phẩm này cũng chứa chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã thống kê, trẻ 6 tháng đến 1 tuổi nên được cung cấp khoảng 80 – 100 gr/ ngày còn đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi lượng tinh bột sẽ rơi vào khoảng 200gr/ ngày.
Rau củ và trái cây là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ. Rau củ và trái cây giúp bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu, giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé khỏe mạnh. Về trái cây, hãy khuyến khích bé ăn các loại trái cây tươi hơn là các loại trái cây sấy khô đóng hộp. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên cung cấp cho trẻ 100-200g rau củ, trái cây mỗi ngày.
Cuối cùng là chất béo, nó cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể bé hoạt động mỗi ngày, nó còn tốt cho hệ thần kinh và não bộ của trẻ. Các thực phẩm giàu chất béo như: đậu phộng, vừng, bơ, sữa… Cũng như các nhóm chất khác, nhu cầu chất béo ở trẻ các giai đoạn là khác nhau. Theo đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi nên bổ sung khoảng 35g chất béo/ngày. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cha mẹ nên cung cấp khoảng 55g chất béo/ngày.
Và trẻ từ 4 – 6 tuổi nên được cung cấp khoảng 40g chất béo/ngày.
Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho bé có tác dụng gì?
Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ để đảm bảo sức khỏe
Ăn uống lành mạnh là điều cần thiết cho sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển tốt của con bạn. Vì thế, cách mà cha mẹ lựa chọn thực đơn và xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho bé khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng. Bé ăn uống lành mạnh khi còn nhỏ có nghĩa là bé sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường loại 2, béo phì và một số bệnh ung thư.
Ngoài ra, để giữ sức khỏe và duy trì cân nặng khỏe mạnh, trẻ cần vận động thể chất và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cân bằng năng lượng sử dụng.
Cha mẹ cũng nên lưu ý, sự thèm ăn của trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi, giai đoạn tăng trưởng và mức độ hoạt động của trẻ, vì vậy điều quan trọng là cung cấp khẩu phần ăn có kích thước phù hợp.
Khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ theo độ tuổi
Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, thức ăn chủ yếu của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức thay thế. Do vậy, nguồn thức ăn mẹ nạp vào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Mẹ hãy ăn uống lành mạnh với đủ 4 nhóm chất đã nêu ở trên.
Trẻ 6-12 tháng: Trẻ đã bắt đầu chuyển sang ăn dặm và ăn từ 1-2 bữa mỗi ngày bằng cháo hoặc cơm. Ngoài ra mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa, giảm tần suất cữ sữa để thay thế bằng các bữa ăn. Các bữa ăn dặm của bé có thể được lựa chọn bằng các loại bánh, nui, váng sữa… để cho bé làm quen với các mùi vị thức ăn khác nhau.
Giãn khoảng cách các cữ bú để thay thế bằng các bữa ăn cho trẻ bắt đầu ăn dặm
Trẻ từ 2-5 tuổi: Ở giai đoạn này, đa số trẻ đã mọc đủ răng, các chức năng nhai nuốt đã thuần thục. Trẻ sẽ được ăn 3 bữa chính một ngày kèm theo 1 bữa phụ. Ở các bữa chính, cha mẹ đảm bảo 4 nhóm chất như đã nêu, ở các bữa phụ cha mẹ có thể bổ sung sữa, sữa chua, trái cây, sinh tố cho bé hoặc các loại đồ ăn nhẹ.
Những thực phẩm nên hạn chế trong khẩu phần ăn của trẻ
Đây là những thực phẩm chứa nhiều calo, chất béo bão hòa, nhiều đường hoặc nhiều muối, nếu sử dụng thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe của bé, dễ gây ra nguy cơ các bệnh thừa cân, béo phì và tim mạch.
Các loại thực phẩm cần hạn chế cho trẻ ăn bao gồm:
- Bánh ngọt
- Thịt và xúc xích đã qua chế biến
- Kem, bánh kẹo và sô cô la
- Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thịt chiên…
- Nước ngọt có ga
Trên đây là một số thông tin mà Wikimom giới thiệu cho cha mẹ về khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ theo từng độ tuổi khác nhau, hãy vận dụng linh hoạt để bé của bạn phát triển một cách tốt nhất.