Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Suy dinh dưỡng ở trẻ em có nguy hiểm?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có nguy hiểm?

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng trẻ bị thiếu những chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe về thể chất và tinh thần khiến trẻ chậm phát triển cả về trí não, sức đề kháng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy suy dinh dưỡng bắt nguồn từ nguyên nhân nào và tình trạng này có nguy hiểm?

 Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

Trong bối cảnh trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam gia tăng. Theo thống kê từ Tổ chức Unicef, Việt Nam có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và hiện đang là 1 trong 34 quốc gia phải đối mặt với tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao trên thế giới.

Suy dinh dưỡng kéo dài có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều hệ lụy:

  – Hệ miễn dịch suy giảm: Khi cơ thể trẻ bị thiếu chất đồng nghĩa với sức đề kháng của trẻ bị suy giảm.

Hệ miễn dịch không đủ khỏe dễ bị những tác nhân bên ngoài tấn công và gây bệnh.

  – Chậm phát triển về trí và thể chất: Nếu não bộ và hệ thần kinh trung ương bị thiếu hụt chất dinh dưỡng như chất sắt, chất béo, đường bột, taurine, DHA, iot,… trẻ sẽ gặp những vấn đề về ngôn ngữ, học tập, giảm chú ý…

  – Rối loạn chức năng: Khi không được nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng gây ra tình trạng suy tim, suy thận, thoái hóa mỡ…;

Suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến mọi cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt. Từ đó tác động đến tầm vóc, ngoại hình, thẩm mĩ… khi trưởng thành sau này.

suy-dinh-duong-o-tre-em

Để có cách khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần biết trẻ đang gặp thể suy dinh dưỡng nào. Suy dinh dưỡng ở trẻ được phân chia thành 3 cấp độ:

  • Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1 – Thể nhẹ cân: Cân nặng đo được chỉ khoảng 70% – 80% cân nặng của trẻ em bình thường. Quan sát thấy cơ thể trẻ nhỏ, lớp mỡ vùng bụng mỏng, không có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.

  • Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 – Thể thấp còi: Cân nặng đo được chỉ khoảng 60% – 70% cân nặng của trẻ em bình thường. Dáng vóc trẻ gầy gò, da xanh, nhợt nhạt, không thấy mỡ dưới da, đặc biệt là ở vùng bụng, mông, tay và chân. Hay bị rối loạn tiêu hóa theo đợt, kèm dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa.

  • Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3 – Thể gầy còm: Cân nặng đo được chỉ còn dưới 60% so với mức bình thường. Suy dinh dưỡng nặng có nhiều kiểu hình dáng khác nhau, điển hình nhất là 3 thể: Suy dinh dưỡng thể phù, thể teo đét và thể phối hợp.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em?

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em đều bắt nguồn từ chế độ, thói quen ăn uống, sinh hoạt, bao gồm cả những vấn đề từ mẹ trong thai kì. Một số nguyên nhân khác bao gồm:

 – Trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể

  – Trẻ lười ăn, không ăn đủ nhu cầu

  – Cai sữa mẹ từ sớm, chế độ ăn dặm không phù hợp với nhu cầu của trẻ

  – Chế độ ăn thiếu dưỡng chất cần thiết

Ngoài ra, một số bệnh lý kéo dài như: Rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

suy-dinh-duong-o-tre-em

Suy dinh dưỡng ở trẻ nên được điều trị bằng giải pháp nào?

Để phục hồi thể trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ cần vận dụng những biện pháp sau:

  – Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin A, vitamin D, canxi, đa sinh tố, axit folic,…. thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung qua vitamin.

  – Cân bằng khẩu phần ăn đa dạng để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Nên ưu tiên tăng cường những thực phẩm giàu năng lượng và tốt cho hệ tiêu hóa, cân bằng đường ruột như:

  • Thường xuyên thay đổi món ăn hoặc chế biến đa dạng các món trong một bữa để hấp dẫn với trẻ.

  • Chia thành 5-6 bữa nhỏ ăn trong ngày, không dồn tập trung vào 2 bữa lớn.

  • Bổ sung dầu mỡ, thực phẩm nhiều năng lượng vào bữa ăn của trẻ;

  • Khi cơ thể trẻ khỏe hơn, hãy tăng lượng ăn lên

  • Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ.

suy-dinh-duong-o-tre-em

Nếu trẻ có những dấu hiệu đầu tiên ở cấp độ 1, bố mẹ hãy tìm các giải pháp để thay đổi, tránh khiến tình trạng này chuyển biến sang cấp độ 2 và cấp độ 3. Khi nhu cầu ăn uống của trẻ thay đổi, gồm những biểu hiện như: lảng tránh bữa ăn, ngậm chặt miệng không chịu nhai, nuốt, mỗi bữa ăn rất ít hoặc bị khó tiêu, khó hấp thu dinh dưỡng và tăng cân rất chậm thì mẹ có thể tham khảo qua thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng theo những tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên quá áp lực về cân nặng của trẻ, để trẻ được lựa chọn những món ăn và ăn theo nhu cầu trong tâm lý vui vẻ và thoải mái.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí