Làm gì khi trẻ biếng ăn?
Theo số liệu thống kê, trẻ biếng ăn là một tình trạng phổ biến, trong đó nhóm điển hình nằm ở độ tuổi ăn dặm từ 6 – 24 tháng, một số ít gặp ở trẻ độ tuổi lớn hơn. Tình trạng biếng ăn nếu kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất cũng như sự phát triển của trẻ.
Trẻ biếng ăn về lâu dài gây hậu quả gì?
Trẻ biếng ăn nếu tần suất kéo dài sẽ khiến trẻ bị thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển gây ra những hệ lụy như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, còi xương, suy dinh dưỡng và thậm chí là kém phát triển về não bộ.
Bên cạnh đó, trẻ thường bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,… và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như cảm cúm, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm phổi… Khi bị ốm, bé càng biếng ăn và càng bị suy giảm sức đề kháng.
Tình trạng biếng ăn thường gặp ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm, với những biểu hiện rất rõ nét và đa dạng như: không có hứng thú với đồ ăn, ăn chậm hoặc rất chậm khiến bữa ăn có thể kéo dài từ 1-2 tiếng đồng hồ. Ngoài ra khi ăn trẻ sẽ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt, hoặc giả vờ đau bụng, mệt khi đến bữa nhằm bỏ bữa…
Vậy phải làm sao khi trẻ biếng ăn?
Việc khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ là một quá trình dài, đòi hỏi sự kết hợp, hỗ trợ của cả gia đình, nhà trường và bác sĩ để giúp trẻ cảm thấy hứng thú với đồ ăn. Một số biện pháp cha mẹ nên áp dụng là:
Chế biến món ăn hấp dẫn và đủ chất
Nhiều gia đình khác chỉ cho trẻ ăn một số loại thực phẩm cố định với một vài cách chế biến đơn giản như nấu cháo, hấp, luộc,… Những món ăn này thường không đủ hấp dẫn với trẻ, khiến trẻ nhanh bị chán vì thực đơn lặp lại quá nhiều lần.
Với những trẻ nhỏ hơn, bố mẹ cần đa dạng nguyên liệu nấu ăn và cách chế biến đồ ăn cho bé. Như vậy, bé sẽ sẽ cảm thấy hứng thú và kích thích khả năng ăn uống của trẻ.
Không ép trẻ ăn
Phụ huynh thường cố gắng ép trẻ ăn cho bằng được lượng, đủ cữ bữa ăn. Điều này vô tình tạo áp lực tâm lý cho trẻ khi ngồi lên bàn ăn. Vì vậy, bố mẹ hãy tạo một không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ tự ăn một cách chủ động. Thêm vào đó bố mẹ nên là những tấm gương phản chiếu cho trẻ bằng cách ăn uống ngon miệng và hào hứng với bữa ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy hào hứng.
Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
Nhiều bố mẹ có tâm lý nuông chiều trẻ theo ý muốn, khi bé đòi ăn vặt, nhiều người sẵn sàng cho trẻ ăn mà không kiểm soát về số lượng hay giờ giấc. Vì vậy, bố mẹ không nên cho con ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là trước bữa chính.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ
Trẻ biếng ăn sẽ chậm tăng cân, tăng chiều cao vì không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng từ khẩu phần ăn hằng ngày, đặc biệt là các loại vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A, canxi, sắt, kẽm, lysine và i ốt.
Do đó, để trẻ ăn ngon miệng thì bố mẹ có thể cho trẻ dùng thêm thực phẩm giàu vi chất hoặc các loại thuốc bổ sung dưỡng chất theo khuyến nghị của bác sĩ.
Tập cho trẻ có thói quen vận động
Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống của bé, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen vận động. Bố mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài đi dạo hoặc tham gia những hoạt động thể thao như chạy bộ, tập đi xe, đi bơi hay vui chơi với bạn tại công viên, sân nhà,… Vận động giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên trẻ sẽ mau đói, cảm thấy ăn ngon miệng hơn và nhiều hơn trong các bữa chính.
Một số biện pháp khác:
• Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần… là một trong những việc cần làm để tránh tình trạng suy nhược, biếng ăn.
• Để bé cùng tham gia sơ chế nguyên liệu nấu ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy hào hứng khi được ăn món mình góp công chế biến.
• Chia khẩu phần ăn từ 3 bữa thành 5 ngày cho trẻ để bé không bị ngán vì phải ăn quá nhiều trong một bữa.
Bổ sung dinh dưỡng đúng cách, hợp lý thông qua việc ăn uống và vitamin, khoáng chất thì việc để trẻ tập luyện những hoạt động thể dục, thể thao vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ vừa được rèn luyện sức khỏe, vừa giúp kích thích khả năng ăn uống. Và những điều này cần được làm thường xuyên, kiên trì, bền bì của cả gia đình, nhà trường. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài và những giải pháp trên chưa thực sự mang lại hiệu quả, bố mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ dinh dưỡng để đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng sức khỏe của trẻ.