Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Nhu cầu dinh dưỡng bà mẹ nuôi con bú

Nhu cầu dinh dưỡng bà mẹ nuôi con bú

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Bà mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé và duy trì sức khỏe của bản thân.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến cơ thể mẹ sau sinh

Dinh dưỡng sau sinh là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi sau sinh. Đối với các bà mẹ đang cho con bú, dinh dưỡng sau sinh cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, số lượng sữa cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Sau khi người mẹ sinh con, ngực của người mẹ cần tiết ra sữa, tử cung cần được phục hồi và các hệ thống khác nhau trong cơ thể cần từ từ trở lại trạng thái bình thường trước khi sinh. Trong giai đoạn này, nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng của mẹ thậm chí còn tăng cao hơn so với thời kỳ mang thai. 

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi sau sinh

Giảm nguy cơ mắc các bệnh sau sinh: Giảm nguy cơ thiếu máu, loãng xương, rối loạn nội tiết tố,…Giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Giúp mẹ có đủ năng lượng để chăm sóc bé và thực hiện các hoạt động khác trong ngày. Đồng thời, mẹ cảm thấy khỏe khoắn, vui vẻ và tràn đầy sức sống.

Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng sau sinh thiếu hụt hoặc không hợp lý, mẹ có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như:

  • Mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Vết thương lâu lành.
  • Thiếu sữa cho bé bú.
  • Dễ mắc các bệnh tật như thiếu máu, loãng xương, rối loạn nội tiết tố,…
  • Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Nhu cầu dinh dưỡng bà mẹ nuôi con bú

Bất kể mẹ sinh thường hay mẹ sinh mổ đều sẽ mất máu. Thông thường, lượng máu mất là 100 ~ 400ml, điều này khiến mẹ sau sinh sẽ cảm thấy mệt mỏi và chức năng tiêu hóa tương đối bị rối loạn. Bởi vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng kịp thời, hợp lý.

Đối với những bà mẹ lựa chọn cho con bú sữa mẹ, dinh dưỡng sau sinh còn ảnh hưởng đến chất lượng tiết sữa của mẹ và sự tăng trưởng, phát triển của trẻ sơ sinh. Vì thế, cần cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, có lợi cho quá trình phục hồi của mẹ.

Bà mẹ cho con bú cần cân bằng dinh dưỡng để lượng sữa về nhiều

Theo khuyến cáo, lượng calo cần thiết cho bà mẹ nuôi con bú nên tăng thêm 500 calo mỗi ngày so với người bình thường. Lượng calo này cần được cung cấp từ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng và cân bằng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất quan trọng mà bà mẹ nuôi con bú cần chú ý bổ sung:

  • Protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô, đồng thời hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của bé. Khi nuôi con bú nên bổ sung ít nhất 71 gram protein mỗi ngày. Các nguồn protein tốt cho bà mẹ nuôi con bú bao gồm thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
  • Chất béo: Chất béo cung cấp năng lượng cho bé và hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu. Phụ nữ sau sinh bổ sung ít nhất 25-35% lượng calo mỗi ngày từ chất béo. Các nguồn chất béo tốt cho bà mẹ nuôi con bú bao gồm dầu olive, quả bơ, các loại hạt,…
  • Carbohydrate: Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ. Mẹ nuôi con bú nên chọn các loại carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ thay vì carbohydrate đơn giản như bánh kẹo, nước ngọt,…
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Các bà mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin D, vitamin B12, canxi, sắt,…

6 chất dinh dưỡng cần đặc biệt chú ý sau sinh

Chất dinh dưỡng đầu tiên là canxi. Lượng canxi của cơ thể mẹ chắc chắn sẽ bị mất đi trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, chỉ cần mẹ ăn hai khẩu phần thực phẩm có hàm lượng canxi cao mỗi ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu 1.000 mg mỗi ngày. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu người mẹ bổ sung đủ canxi trong thời gian cho con bú, chất lượng xương của trẻ sau này thậm chí còn tốt hơn trước. 

Chất dinh dưỡng thứ 2 là vitamin tổng hợp: Vitamin tổng hợp cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, E, canxi, sắt, kẽm,… giúp bù đắp lượng dưỡng chất thiếu hụt, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho mẹ. Đồng thờitVitamin tổng hợp giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm nguy cơ mắc các bệnh sau sinh như thiếu máu, loãng xương,…

Chất dinh dưỡng thứ 3 cần chú ý là vitamin D. Ngoài việc thúc đẩy sự hấp thụ canxi và quan trọng đối với sức khỏe của xương, nó còn có thể tăng cường khả năng miễn dịch và ổn định tâm trạng. Cách hấp thụ vitamin D hiệu quả nhất là phơi nắng. Thông thường, lượng vitamin D trong thực phẩm không lớn. Nếu mẹ không thường xuyên tắm nắng hoặc ăn cá biển thì nên bổ sung 600IU vitamin D mỗi ngày. 

Vitamin tổng hợp giúp bù đắp lượng dưỡng chất thiếu hụt

Chất dinh dưỡng thứ 4 là axit béo omega-3 DHA, rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị giác của bé. Nó giúp mẹ phục hồi vết thương và còn có thể ngăn ngừa viêm vú và trầm cảm sau sinh. Người mẹ được khuyến cáo nên tiêu thụ hơn 200 mg DHA mỗi ngày qua các loại thực phẩm giàu DHA..

Chất dinh dưỡng thứ 5 là choline. Nó có thể hỗ trợ chức năng tế bào bình thường và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé  Và mức choline các bà mẹ cần tiêu thụ hơn là 550 mg mỗi ngày. Trứng là nguồn cung cấp choline dồi dào. Các bà mẹ đang cho con bú nên ăn một quả trứng mỗi ngày. Chất lecithin tự nhiên trong trứng có thể ngăn ngừa tắc nghẽn sữa.

Chất dinh dưỡng thứ 6 cần chú ý là iốt, chất này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé. Lượng iốt trong chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan chặt chẽ đến nồng độ iốt trong sữa mẹ. Nên tăng hàm lượng iốt trong khẩu phần ăn. Chuyển sang dùng muối iốt để nấu ăn (tổng lượng muối ăn vào hàng ngày dưới 5 gam (1 thìa cà phê), chọn hải sản, cá biển, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đồng thời chọn đồ ăn nhẹ ít muối và ít béo như rong biển. Điều này giúp bé nhận đủ iốt từ sữa mẹ.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí