Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Những điều cần biết về bệnh uốn ván ở trẻ em 

Những điều cần biết về bệnh uốn ván ở trẻ em 

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Bệnh uốn ván là một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ hãy hết sức lưu ý tránh tối đa trường hợp trẻ mắc bệnh này. Dưới đây, Wikimom xin giới thiệu tới cha mẹ những điều cần biết về căn bệnh này.

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani gây nên. Chúng xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua các vết trầy xước hoặc vết thương khi tiếp xúc trực tiếp với đất và phân động vật…

Khi vi khuẩn không hoạt động xâm nhập vào vết thương, chúng tiết ra một loại độc tố gọi là tetanospasmin. Đây là chất độc làm suy yếu các dây thần kinh trong cơ thể điều khiển cơ bắp.

benh-uon-van-o-tre

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị uốn ván.

Ngoài ra, uốn ván có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như: các dụng cụ cắt rốn, băng gạc không vô trùng. Hoặc sau khi sinh, việc chăm sóc rốn cho trẻ chưa đảm bảo dẫn đến viêc vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh.

Các biểu hiện khi trẻ mắc bệnh uốn ván

Theo các nghiên cứu, trung bình từ khi bắt đầu nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh uốn ván thường là 10 ngày. Thời gian ủ bệnh có thể từ 3 – 21 ngày tuỳ vào đặc điểm, vị trí các vết thương. 

Hiện nay, loại uốn ván phổ biến nhất được gọi là uốn ván toàn thân. Các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu dần dần và sau đó dần dần xấu đi sau hai tuần. Chúng thường bắt đầu ở hàm và tiến dần xuống cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh uốn ván ở người nói chung và trẻ em nói riêng bao gồm:

  • Đau cơ co thắt và các cơ cứng, bất động (cứng cơ) ở hàm của trẻ
  • Căng cơ quanh môi, đôi khi tạo ra nụ cười dai dẳng
  • Co thắt đau đớn và cứng ở cơ cổ 
  • Trẻ sẽ có thể gặp tình trạng khó nuốt
  • Trẻ bị cứng cơ bụng 
benh-uon-van-o-tre

Trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn uốn ván qua các vết thương hở.

Theo đó, sự tiến triển của bệnh uốn ván dẫn đến các cơn co thắt lặp đi lặp lại giống như cơn động kinh kéo dài trong vài phút (co thắt toàn thân). Thông thường, cổ và lưng của trẻ sẽ bị cong lên, chân trở nên cứng đơ, cánh tay co lên về phía cơ thể và tay sẽ nắm đấm siết chặt. Đặc biệt, nếu trẻ bị cứng cơ ở cổ và bụng có thể gây khó thở.

Ngoài ra, những cơn co thắt nghiêm trọng này có thể được kích hoạt bởi các sự kiện nhỏ kích thích các giác quan – một âm thanh lớn, một cú chạm vật lý, một luồng gió hoặc ánh sáng.

Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm: Huyết áp cao, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, sốt và đổ mồ hôi nhiều

  • Bệnh uốn ván ở trẻ nguy hiểm không?

Uốn ván được xác định là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng, nặng có thể gây ra tử vong. Các biến chứng của nhiễm trùng uốn ván có thể bao gồm:

  • Vấn đề về hô hấp. Các vấn đề về hô hấp đe dọa tính mạng có thể xảy ra do dây thanh âm bị thắt chặt và cứng cơ ở cổ và bụng, đặc biệt là khi bị co thắt toàn thân.
  • Tắc nghẽn động mạch phổi (thuyên tắc phổi). 
  • Viêm phổi: Nhiễm trùng phổi do vô tình hít phải thứ gì đó vào phổi (viêm phổi do hít phải) có thể là biến chứng của co thắt toàn thân.
  • Xương bị gãy. Co thắt toàn thân có thể gây gãy xương cột sống hoặc các xương khác.
  • Tử vong: Trẻ có thể bị tử vong do tắc nghẽn, suy giảm hô hấp trong quá trình bị  co thắt.

Cách phòng chống bệnh uốn ván

benh-uon-van-o-tre

Cha mẹ nên tiêm phòng uốn ván cho trẻ.

Tiêm vắc-xin là một trong các biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh uốn ván ở trẻ. Hiện vắc xin uốn ván có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với một số vắc xin khác như: bạch hầu, bại liệt, ho gà, viêm gan B…. Nó không có tác dụng trọn đời vì thế các nhà y tế khuyến cáo nên tiêm nhắc lại cho trẻ, thời gian tuỳ vào loại thuốc trẻ tiêm.

Các thời điểm cha mẹ nên tiêm uốn ván cho trẻ theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế được phân chia theo độ tuổi. Cụ thể, Trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng uốn ván khi chúng được  2, 3 và 4 tháng tuổi. Và khi chúng được 15 – 20 tháng tuổi,hãy cho bé đi tiêm mũi nhắc lại lần một. Và sau 5 – 10 năm hãy  tiêm nhắc lại một liều nữa. 

Hiện, các vắc-xin uốn ván phổ biến hiện nay như: Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim, Vắc-xin 4 trong 1 Tetraxim, Uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td), huyết thanh uốn ván (SAT)…

Các biện pháp tại chỗ, nếu trẻ không may gặp phải các vết thương hở, cha mẹ hãy chăm sóc vết thương ngay lập tức cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Sơ cứu cho bé ngay cả những vết thương nhỏ, không nhiễm trùng như mụn nước, vết xước hoặc bất kỳ vết rách nào trên da.

Luyện tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn. Không để cho trẻ đi chân đất, mang giày dép, ủng và các vật dụng bảo hộ khác. Đảm bảo môi trường xung quanh bé sạch sẽ, khô thoáng.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí