Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Quy tắc vàng trong chế độ ăn của mẹ khi bé bị rối loạn tiêu hoá

Quy tắc vàng trong chế độ ăn của mẹ khi bé bị rối loạn tiêu hoá

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú mẹ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu cho sự phát triển về thể chất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, khi gặp vấn đề về sức khỏe khi đang cho bé bú, mẹ cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn của mình sao cho hợp lý. Vậy mẹ cần bổ sung chế độ ăn ra sao khi bé bị rối loạn tiêu hoá?

Những biểu hiện đặc trưng khi bé bị rối loạn tiêu hoá

Để có thể chăm sóc bé rối loạn tiêu hóa tốt nhất, mẹ cần nắm được những biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm, có thể kể đến như:  

– Bé thường xuyên bị nôn trớ và có dấu hiệu bỏ bữa, không muốn ăn.

– Bé ít vận động, nền da nhợt nhạt, xanh xao.

– Bé đi ngoài ra phân sống nhiều nước với việc sủi bọt, kèm chất nhầy và có mùi tanh nồng khó chịu.

– Trẻ còi cọc, khó tăng cân hoặc cân giữ nguyên…

– Đau bụng đột ngột hoặc âm ỉ trong nhiều giờ.

che-do-an-cua-me-khi-be-bi-roi-loan-tieu-hoa

Khi bé bị rối loạn tiêu hoá mẹ nên kiêng gì?

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ là cách tốt nhất giúp hệ tiêu hoá của bé trở lại bình thường. Vì những gì mẹ ăn có thể chuyển hoá thành sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn của mẹ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong thời gian đầu sau sinh. Vậy mẹ nên kiêng gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa?

– Trong thời gian bé có tình trạng rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn của mẹ đặc biệt quan trọng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hệ đường ruột của bé. Do đó, bước đầu tiên mẹ cần tạm dừng những loại thức ăn có chất đường ngọt, nhiều gia vị.  

– Bên cạnh đó, mẹ nên kiêng toàn bộ những thực phẩm có tính cay, nóng, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các sản phẩm được làm từ bơ sữa, hạn chế ăn có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê…

– Nếu mẹ đang uống thuốc nhuận tràng hoặc các loại thuốc khác thì hãy dừng lại, tìm gặp bác sĩ để được kê loại thuốc mới không gây phản ứng phụ cho bé.

che-do-an-cua-me-khi-be-bi-roi-loan-tieu-hoa

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn những loại thực phẩm nào?

Một chế độ ăn đảm bảo sức khỏe không những cung cấp nguồn sữa dồi dào, cải thiện chất lượng sữa cho mẹ mà còn giúp bé hết “ì ạch” khó chịu ở bụng.

Mẹ nên ưu tiên những loại thực phẩm dễ tiêu hóa (cơm trắng, cháo xay…) Đây được xem là nhóm thực phẩm dễ tiêu, rất tốt cho hệ tiêu hoá. Để duy trì đủ sữa cho con mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất, uống nhiều nước, ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Các loại hạt, rau, củ, quả bổ sung vitamin A và thanh nhiệt mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: rau bí, rau đay, rau mồng tơi, đậu đũa, cải trắng, rau lang, rau muống, rau ngót, rau xà lách, rau dền, bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, ớt đỏ…

Mẹ có thể bổ sung những quả chuối chín vàng bổ dưỡng vào thực đơn hàng ngày. Đây là loại trái cây giàu chất xơ và kali, giúp cải thiện hoạt động đường ruột, hạn chế tối đa tình trạng táo bón. Không chỉ tốt cho tiêu hóa, chuối còn bổ sung 11 loại khoáng chất, 6 vitamin yếu cho cơ thể.

Có thể thấy, sau sinh mẹ mất nhiều sức nên nhóm thực phẩm giàu sắt cũng cần được ưu tiên. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu năng lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng sữa như: những loại thịt đỏ, gan và nội tạng động vật, cải bó xôi, cải xanh…Mẹ nên ưu tiên cách chế biến đơn giản như luộc, hấp… tránh dùng nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa và hệ tiêu hoá của trẻ.

che-do-an-cua-me-khi-be-bi-roi-loan-tieu-hoa

Ngoài ra các loại ngũ cốc nguyên hạt chính là gợi ý dinh dưỡng hoàn hảo mà mẹ có thể thêm vào list thực đơn mỗi ngày. Những loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, đậu đỏ, đậu xanh, lúa mạch, vừng đen, mè đen, … là nguồn cung cấp chất xơ dồi cho cơ thể. Thêm vào đó, nhóm thực phẩm này còn chứa ít chất béo nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Mẹ có thể sử dụng ngũ cốc như một loại thức uống tuyệt vời để bổ sung hàng ngày hoặc ăn cùng với sữa chua, hoa quả giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cho hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.

Một gợi ý lý tưởng nữa chính là nước sốt táo. Tương tự như chuối, táo cũng rất giàu chất xơ và có độ lành tính cao, giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ mà mẹ có thể bổ sung.

Đây là những gợi ý về chế độ ăn của mẹ khi bé bị rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, không phải thể trạng của người mẹ nào cũng giống nhau, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích, tình trạng sức khoẻ để bổ sung chế độ ăn cho phù hợp. Do đó, mẹ hãy “nghe ngóng” cơ thể, sức khỏe của bản thân và bé để tự điều chỉnh cũng như lựa chọn thực phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn thành từng những bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước ấm, giữ tinh thần thoải mái. 

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí