Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Trẻ bị chàm sữa đến khi nào?

Trẻ bị chàm sữa đến khi nào?

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Chàm sữa là một bệnh lý viêm da dị ứng điển hình thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh. Theo số liệu thống kê, có đến 20% trẻ bị chàm sữa sau khi sinh. Và một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là trẻ bị chàm sữa đến khi nào?

Chàm sữa là bệnh lý không lây lan, cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Song về lâu dài, nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mĩ. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa mẹ cần hiểu về bệnh lý này để có phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách.

Chàm sữa còn có tên gọi khác là lác sữa, giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Thông thường chàm sữa sẽ tự biến mất khi trẻ bước sang giai đoạn tháng thứ 2, thứ 4.  Nếu trên 4 tuổi, trẻ không có dấu hiệu suy giảm thì rất có thể trẻ sẽ bị phát triển thành chàm thể tạng.

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên đều có điểm chung là bệnh khởi phát do hệ miễn dịch của cơ thể bé còn yếu, chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này bao gồm:

Chàm sữa dễ xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng hay nhà có tiền sử mắc các bệnh lý như: mề đay, da bị mẫn cảm với thời tiết, hen suyễn.

tre-bi-cham-sua-den-khi-nao

Đối với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, có khá nhiều bé bị chàm sữa do dị ứng với thức ăn mẹ dung nạp. Cụ thể, chất lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ ăn quá nhiều hải sản, thủy sản hay đồ ăn giàu chất đạm khác. Việc bé hấp thu sữa này sẽ rất dễ khiến cơ thể bé không thích ứng kịp, gây ra dị ứng.

Những tác động từ môi trường xung quanh như: Không khí ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc … Hoặc để trẻ tiếp xúc trực tiếp với những chất gây dị ứng như như lông vật nuôi, khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa… đều là một trong những yếu tố có nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh chàm sữa ở trẻ.

–        Dị ứng thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường.

–        Tắm rửa nhiều làm mất cân bằng độ ẩm trên da của trẻ.

–        Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da.

tre-bi-cham-sua-den-khi-nao

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa?

Thông thường, chàm sữa sẽ tự khỏi khi trẻ bước sang độ tuổi lớn hơn, thường là từ 2-3 tuổi. Song bố mẹ cũng không nên chủ quan mà cần quan sát kĩ các biểu hiện của bệnh để biết lúc nào có thể chăm sóc tại nhà, khi nào cần đưa trẻ đến viện thăm khám và điều trị.

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với mục đích giảm ngứa, giảm mức độ khó chịu cho trẻ. Đồng thời, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm trên da, giúp hạn chế tình trạng tái phát. Để làm được điều này, bố mẹ cần lưu ý một số thông tin như sau:

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nguyên nhân gây bệnh.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn mua thuốc bôi đúng cách, dựa trên thể trạng sức khoẻ và độ tuổi của trẻ.
  • Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi điều trị chàm sữa ngoài hiệu thuốc để bôi cho trẻ. Vì những loại thuốc điều trị cấp tính hay có chứa thành phần corticoid, có thể làm teo da, nhiễm nấm, mất sắc tố da, thậm chí gây suy thận.
  • Đặc biệt cần lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng những bài thuốc lá dân gian để tắm hay đắp ngoài da cho trẻ. Vì những loại lá này có thể khiến bệnh tình trở nặng và gây những biến chứng nguy hiểm.
tre-bi-cham-sua-den-khi-nao

Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa cần được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

–        Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên để trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong giai đoạn này, mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm có tính dị ứng cao.

–        Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: Lúc này trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, bố mẹ nên hạn chế hoặc tuyệt đối không cho trẻ ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như bơ, lạc và các chế phẩm từ sữa, trứng…

Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Để hạn chế tiến triển bệnh cũng như tránh được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra do bệnh lý chàm sữa gây ra, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những dấu hiệu như:

–        Các triệu chứng chàm sữa của trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau khi điều trị tại nhà.

–        Trẻ ngứa ngáy, khó chịu gây ảnh hưởng đến ăn uống, giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.

–        Trẻ xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng da như da đỏ, sưng, nóng rát, hoặc chảy mủ và tình trạng không thuyên giảm khi được chăm sóc tại nhà.

082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí