Trẻ bị tiêu chảy ra máu những điều cha mẹ cần chú ý
Tiêu chảy là một vấn đề rất thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt khi trẻ tiêu chảy ra máu khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, hãy cùng Wikimom tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tiêu chảy ở trẻ em là gì?
Tiêu chảy chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa mà nhiều trẻ em ở mọi lứa tuổi hay mắc phải. Tiêu chảy được xác định là tình trạng trẻ đi ngoài thường xuyên hơn, phân lỏng hơn bình thường. Đôi khi tiêu chảy có máu hoặc có chất nhầy
Tiêu chảy chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra. Nhiễm vi khuẩn phổ biến nhất là Escherichia coli, virus phổ biến nhất gây tiêu chảy là rotavirus và norovirus,
Vị trí của bệnh khác nhau:
Tiêu chảy do virus thường xâm nhập vào dạ dày và ruột non; đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường, vị trí xâm lấn chính là ruột.
Biểu hiện lâm sàng khi trẻ mắc tiêu chảy do vi khuẩn và virus là khác nhau. Trong trường hợp nhiễm virus, các triệu chứng ban đầu có thể là nôn mửa trước tiên, sau đó là tiêu chảy, nhưng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn nói chung, tiêu chảy có thể bắt đầu trực tiếp.
Một điều cần chú ý là khi trẻ bị nhiễm khuẩn nặng, không chỉ tiêu chảy mà còn nôn mửa dữ dội. Nhiễm khuẩn cũng có một đặc điểm tương đối rõ ràng, đó là “tenesmus”, tức là trẻ muốn đi đại tiện nhưng không thể đại tiện hết ngay một lần mà vừa đi xong lại có cảm giác muốn đi ngoài tiếp. Nguyên nhân là do trực tràng bị kích thích và không thể kiểm soát được cảm giác muốn đi đại tiện.
Cần lưu ý rằng không thể xác định được bệnh tiêu chảy truyền nhiễm của trẻ chỉ bằng cách quan sát các triệu chứng. Muốn xác nhận chẩn đoán, bạn cần phải đến bệnh viện để cấy phân.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy ra máu
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ tiêu chảy ra máu là do bé bị nhiễm vi khuẩn. Khi đó, triệu chứng điển hình là phân nhầy hoặc phân có máu, có mùi tanh, đặc biệt đến từ tế bào hoại tử và máu trong phân.
Trẻ bị tiêu chảy ra máu có thể sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và các vấn đề về dinh dưỡng
Một số loại vi khuẩn phổ biến khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và gây ra tình trạng tiêu chảy ra máu, ví dụ như Shigella, Salmonella, E.Coli 0157 hoặc Campylobacter.
- Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Trường hợp này thường gặp ở các bé trong độ tuổi 2 tháng đầu đời khi dùng sữa công thức. Một số loại sữa công thức có thành phần từ sữa bò khiến bé bị dị ứng do cơ thể nhận diện đạm sữa bò là một chất có hại cho cơ thể. Do đó, cơ thể sẽ phản ứng lại và tiêu chảy/ tiêu chảy ra máu là một trong những biểu hiện điển hình của tình trạng này. Do đó, trẻ cần tránh các loại sữa công thức từ sữa bò.
- Trẻ bị viêm ruột: Có hai loại viêm ruột thường gặp ở trẻ đó là:
- Viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến lớp lót trong cùng của đại tràng và trực tràng. Bất kỳ phần nào của đại tràng và trực tràng đều có thể liên quan, mặc dù chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh này và ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng.
- Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non và phần đầu của đại tràng (còn gọi là manh tràng), nhưng nó có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài qua toàn bộ độ dày của thành ruột.
Cả hai đều có thể gây tiêu chảy ra máu, đau dạ dày, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và các vấn đề về dinh dưỡng.
Trẻ bị tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?
Trẻ bị tiêu chảy ra máu cần được đưa đến bệnh viện thăm khám và tư vấn điều trị bởi các bác sĩ.
Việc xác định tiêu chảy nhẹ có thể khó khăn vì tần suất và tính nhất quán của nhu động ruột ở trẻ khỏe mạnh thay đổi tùy theo độ tuổi và chế độ ăn uống. Ví dụ, trẻ bú sữa mẹ chưa ăn dặm thường đi ngoài thường xuyên và phân loãng được coi là bình thường. Tần suất và số lần đi ngoài tăng đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy ở những trẻ này. Mặt khác, việc đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 24 giờ không bao giờ là điều bình thường. Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi thêm các biểu hiện khác của bé.
Trẻ bị tiêu chảy có thể chán ăn, nôn mửa, đau bụng, sụt cân hoặc sốt
Vì trẻ bị tiêu chảy có thể chán ăn, nôn mửa, đau bụng, sụt cân hoặc sốt. Nếu tiêu chảy nặng hoặc kéo dài, trẻ có thể bị mất nhiều nước. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng mất nước có thể xảy ra nhanh hơn, đôi khi chỉ trong vòng 1 ngày. Đặc biệt, nếu trẻ bị mất máu quá nhiều, không cầm được máu, trẻ tái nhợt, lờ đờ…nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có thể dẫn đến co giật, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tổn thương não bộ và tử vong. Do vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đến các biểu hiện bất thường của con và có biện pháp kịp thời để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Lưu ý: Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cầm máu cho bé uống nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bù nước cho bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn hoặc bổ sung nước điện giải phù hợp với lứa tuổi của trẻ.