Sức Khỏe Cho Mẹ - Tương Lai Cho Bé
Trang chủ / Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tác giả: Bác sĩ Wikimom

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý hay gặp phải. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu,… khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, việc nhận biết được các dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ là điều rất cần thiết.

Cùng bác sĩ Wikimom đi tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Thế nào là bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng mà các vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm, virus,  hay ký sinh trùng xâm nhập vào trong hệ tiết niệu và gây viêm.

Bệnh không những xảy ra với người trưởng thành mà còn xảy ra cả với trẻ em. Theo thống kê, bệnh viêm đường tiết niệu là căn bệnh xếp thứ 3 trong các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, chỉ đứng sau bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn tiêu hóa. Mặt khác, do trẻ em có hệ miễn dịch còn khá non yếu nên khi nhiễm bệnh, rất dễ tiến triển nặng hơn, và gây ra các biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

viem-duong-tiet-nieu-o-tre-em
Khi trẻ nhiễm trùng đường tiểu trên hay còn gọi là viêm bể thận, trẻ thường liên tục sốt cao trên 39 độ C và rất khó hạ

Nguyên nhân của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Các loại vi khuẩn, nấm, virus, và ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiết niệu là tác nhân chính gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ nhỏ. Trong đó, chiếm hơn 90% nguyên nhân là do vi khuẩn E.coli chủ yếu gây ra. Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác như: Klebsiella, Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa, Staphylocoque,,… cũng có thể gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu.

Những loại vi khuẩn ở trên thường tồn tại trong thực phẩm tươi sống hay phân, đất, không khí, nước,… Thông qua những hoạt động hằng ngày, các tác nhân đó sẽ có mặt ở hệ tiết niệu và gây bệnh cho trẻ. Do đó, nếu môi trường ô nhiễm hay vệ sinh không sạch sẽ, sẽ làm trẻ em gia tăng khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh 

viem-duong-tiet-nieu-o-tre-em
Ở bé gái, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu cao hơn bé trai

Một số yếu tố sau đây sẽ khiến trẻ có khả năng dễ bị mắc viêm đường tiết niệu hơn: 

  • Do sức đề kháng yếu, chưa phát triển hoàn thiện hệ miễn dịch, khiến cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào cơ thể hơn. Đặc biệt, khi trẻ bị tiêu chảy hay nhiễm virus cúm, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp thì khả năng mắc bệnh ngày càng cao.
  • Trẻ có đường tiết niệu bị dị tật bẩm sinh như: Hẹp ống dẫn nước tiểu, hẹp bao quy đầu gây ứ nước tiểu, hẹp đường nối giữa bể thận và niệu quản,.
  • Bàng quang không đẩy nước tiểu được ra bên ngoài do co bóp kém. Lượng nước tiểu bị tồn đọng sẽ là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây nên viêm nhiễm.
  • Ở bé gái, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu cao hơn bé trai do lỗ tiểu gần hậu môn hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ bé trai mắc viêm đường tiết niệu thấp hơn bé gái.
  • Trẻ mắc một số bệnh lý như: tiểu đường, hội chứng thận hư, sỏi bàng quang,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm đường tiết niệu

  • Rối loạn tiểu tiện: Đái khó, đái rắt, đái buốt, khi đi tiểu phải rặn, nước tiểu của trẻ có màu trắng đục, trẻ đái nhiều về đêm, nước tiểu nhiều cặn lắng đọng, có mùi khai hoặc nặng mùi hơn mức bình thường. 
  • Sốt nhẹ hay sốt cao: nhiễm trùng đường tiểu dưới hay còn gọi là viêm bàng quang, tuy nhiên thường trẻ sẽ không sốt hoặc sốt nhẹ. Ngược lại khi trẻ nhiễm trùng đường tiểu trên hay còn gọi là viêm bể thận, trẻ thường liên tục sốt cao trên 39 độ C và rất khó hạ. Trẻ chỉ hạ được sốt khi đã điều trị bằng kháng sinh thích hợp.
  • Rối loạn hệ tiêu hoá: Trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn. Hơn nữa, trẻ cũng có thể biếng ăn, chơi ít và hay quấy khóc.

Viêm đường tiết niệu có gây nguy hiểm cho trẻ em không?

  • Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em như: viêm thận kẽ, viêm niệu quản, viêm quanh thận, suy thận, trào ngược bàng quang,.
  • Nếu ứ đọng nước tiểu tại thận quá lâu có thể dẫn đến tình trạng sưng phù và gây áp xe thận.
  • Viêm đường tiết niệu sẽ tái phát nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm. Hơn thế nó còn hình thành nên các tổn thương ở thận, gây sẹo thận. Về lâu dài, những vết sẹo thận đó có thể gây tăng huyết áp và làm cho suy thận mạn.
  • Bên cạnh đó, bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị còn có nguy cơ gây nhiễm trùng máu, gây hoại tử ống thận, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu cho trẻ em

viem-duong-tiet-nieu-o-tre-em
Để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin cần thiết
  • Vệ sinh cho trẻ đúng cách (đối với bé gái, tránh vệ sinh lau chùi từ phía sau ra phía trước), nên kiểm tra thường xuyên và thay tã cho trẻ ngay sau khi trẻ mới đi vệ sinh
  • Động viên trẻ uống nhiều nước, ăn uống vệ sinh đảm bảo với các loại rau củ quả giúp tăng lượng nước, khiến hệ bài tiết nước tiểu của trẻ hoạt động tốt hơn và giúp đường tiết niệu loại bỏ được các vi khuẩn, tránh nguy cơ bị táo bón. 
  • Để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin cần thiết.
  • Nhắc nhỏ trẻ khi mắc tiểu cần đi vệ sinh ngay, không nên nhịn uống nước hay nhịn đi tiểu
  • Chỉ dẫn, bảo ban trẻ cách đi vệ sinh sạch sẽ
082.959.3399
Zalo Messenger
Đăng ký tư vấn Nhi khoa Online Miễn Phí